Trắc nghiệm Lịch sử 7 học kì II (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nội dung nào không là điểm tương đồng của các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì trung đại ở Việt Nam?

  • A. Thường nổ ra vào cuối các triều đại
  • B. Nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân với nhà nước, địa chủ phong kiến
  • C. Xu hướng phong kiến hóa sau khi giành thắng lợi
  • D. Đều bị thất bại

Câu 2: Chúa Trịnh đã có hành động gì khi quân Tây Sơn nổi dậy lật đổ chính quyền chúa Nguyễn?

  • A. lật đổ vua Lê, thống nhất đất nước
  • B. phái quân vào Phú Xuân giúp chúa Nguyễn
  • C. liên kết với quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn
  • D. phái quân vào đánh chiếm Phú Xuân

Câu 3: Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây sơn hạ đạo, rồi lập căn cứ ở đâu?

  • A. Kiên Mĩ (Tây Sơn – Bình Định)
  • B. Truông Mây (Bình Định)
  • C. An Khê (Gia Lai)
  • D. Các vùng nêu trên

Câu 4: Nghĩa quân Tây Sơn đã hạ thành Quy Nhơn vào năm nào?

  • A. Năm 1773
  • B. Năm 1774
  • C. Năm 1775
  • D. Năm 1776

Câu 5: Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)

  • A. trận Bạch Đằng
  • B. trận Rạch Gầm - Xoài Mút
  • C. trận Chi Lăng - Xương Giang
  • D. trận Ngọc Hồi - Đống Đa

Câu 6: Năm 1777, diễn ra sự kiện gì lớn?

  • A. Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn
  • B. Nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
  • C. Nghĩa quân Tây Sơn bắt chước chúa Nguyễn. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ
  • D. Nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Trịnh ở phía Bắc

Câu 7: Đến năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được những khu vực nào?

  • A. Phủ Quy Nhơn
  • B. từ Quảng Nam đến Bình Thuận
  • C. Thuận Quảng
  • D. Phủ Gia Định

Câu 8: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?

  • A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
  • B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.
  • C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.
  • D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

Câu 9: Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía bắc là quân Trịnh, phía nam là quân Nguyễn?

  • A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn ức đánh Nguyễn
  • B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh Trịnh
  • C. Tạm hòa hoãn với cả Trịnh – Nguyễn để củng cố lực lượng
  • D. Chia lực lượng đánh cả Trịnh và Nguyễn

Câu 10: Nguyên cớ quân Xiêm kéo sang xâm lược Đại Việt năm 1785 là

  • A. Đại Việt nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới Chân Lạp-thuộc quốc của Xiêm.
  • B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn.
  • C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm trước sức ép từ phía quân Tây Sơn.
  • D. Quân Tây Sơn cử xứ sang giao hảo với Xiêm.

Câu 11: "Đường trời mở rộng thênh thênh

Ta đây cũng một triều đình kém ai"

Hai câu thơ trên phản ánh tham vọng của nhân vật lịch sử nào?

  • A. Vũ Văn Nhậm
  • B. Nguyễn Hữu Chỉnh
  • C. Trương Phúc Loan
  • D. Ngô Thì Nhậm

Câu 12: Sau khi đánh tan quân Xiêm, các thủ lĩnh Tây Sơn tính đến việc?

  • A. phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy
  • B. tiêu diệt họ Trịnh ở Đàng Ngoài
  • C. tiêu diệt họ Lê ở Đàng Ngoài
  • D. tiêu diệt tàn quân của Nguyễn Ánh

Câu 13: Nguyễn Huệ đã cử ai ra Bắc để trị tội Nguyễn Hữu Chỉnh?

  • A. Phan Huy Ích
  • B. Vũ Văn Nhậm
  • C. Ngô Thì Nhậm
  • D. Nguyễn Thiếp

Câu 14: Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của ai tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân?

  • A. Nguyễn Nhạc
  • B. Nguyễn Lữ
  • C. Nguyễn Hữu Cảnh
  • D. Nguyễn Hữu Cầu

Câu 15: Đông Định Vương là tên hiệu của nhân vật lịch sử nào?

  • A. Nguyễn Nhạc
  • B. Nguyễn Lữ
  • C. Nguyễn Huệ
  • D. Nguyễn Ánh

Câu 16: Ai là người có công lớn trong việc đập tan chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài?

  • A. Nguyễn Huệ
  • B. Nguyễn Nhạc
  • C. Nguyễn Lữ
  • D. Cả ba anh em Tây Sơn

Câu 17: Vì sao cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân xâm lược nước ta?

  • A. Lợi dụng lúc nước ta bị chia cắt thành hai Đàng, mâu thuẫn nội bộ gay gắt
  • B. Mưu đồ mở rộng lãnh thổ về phía nam của nhà Thanh
  • C. Lê Chiêu Thống hèn mạc cầu cứu nhà Thanh nhằm khôi phục lại quyền lợi của mình
  • D. Cả B và C

Câu 18: Trước khi đem quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, Nguyễn Huệ đã có hành động gì để khẳng định tính chính danh?

  • A. tổ chức cuộc duyệt binh ở Nghệ An
  • B. ra lời hiểu dụ tướng sĩ
  • C. tuyển thêm quân sĩ
  • D. lên ngôi hoàng đế

Câu 19: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?

  • A. Năm 1778
  • B. Năm 1788
  • C. Năm 1789
  • D. Năm 1790

Câu 20: Chiến thắng nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn?

  • A. Rạch Gầm - Xoài Mút
  • B. Bạch Đằng
  • C. Ngọc Hồi - Đống Đa
  • D. Tây Kết - Vạn Kiếp

Câu 21: "Nước Nam từ khi có đế có vương đến nay, chưa bao giờ ông vua nào luồn cúi đê hèn như vậy".

Câu nói trên muốn nhắc đến vị vua nào?

  • A. Lê Chiêu Thống
  • B. Nguyễn Ánh
  • C. Trịnh Sâm
  • D. Lê Chiêu Tông

Câu 22: Những trận đánh quyết định của quân Tây Sơn quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân Kỉ dậu (1789) diễn ra theo thứ tự như thế nào?

  • A. Đống Đa – Hà Nội – Ngọc Hồi
  • B. Hà Hồi – Ngọc Hồi – Đống Đa
  • C. Đống Đa – Ngọc Hồi – Hà Hồi
  • D. Ngọc Hồi – Hà Hồi – Đống Đa

Câu 23: Vì sao quân Tây Sơn phải rút khỏi Thăng Long khi quân Thanh xâm lược Đại Cồ Việt vào cuối năm 1788?

  • A. do thế giặc quá mạnh
  • B. thực hiện kế vườn không nhà trống
  • C. do nhân dân Thăng Long không ủng hộ Tây Sơn
  • D. do cần tập trung đánh Nguyễn Ánh ở phía Nam

Câu 24: Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu?

  • A. thời điểm tinh thần binh sĩ lên cao
  • B. thời điểm quân địch lơ là
  • C. thời điểm nhân dân Thăng Long đang ăn tết, dễ tập hợp lực lượng
  • D. thời điểm Nguyễn Ánh chưa tấn công được vào Gia Định

Câu 25: Tình hình Đại Việt cuối thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?

  • A. kinh tế suy sụp, nhân dân ly tán
  • B. kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển
  • C. chính trị bất ổn, kinh tế phát triển
  • D. kinh tế- chính trị - xã hội ổn định

Câu 26: Vua Quang Trung đưa ra chiếu khuyến nông nhằm mục đích gì?

  • A. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong
  • B. Giải quyết tình trạng đói kém do họ Nguyễn Đàng Trong để lại
  • C. Giải quyết nạn cướp ruộng đất của quan lại, địa chủ
  • D. Giải quyết việc làm cho nông dân

Câu 27: Nhiệm vu cấp bách của nhà Tây Sơn sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm và thống nhất được đất nước là gì ?

  • A. Ổn định và khôi phục lại đất nước.
  • B. Đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.
  • C. Xây dựng kinh tế vững mạnh.
  • D. Chọn đất đóng đô.

Câu 28: Sau khi chiến thắng ngoại xâm, Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở đâu?

  • A. Thăng Long
  • B. Phú Xuân
  • C. Bình Định
  • D. Thanh Hóa

Câu 29: "Chiếu khuyến nông" được ban hành để giải quyết vấn đề gì?

  • A. tư hữu ruộng đất
  • B. khai hoang, mở cõi
  • C. ruộng đất bị bỏ hoang, nạn lưu vong
  • D. thiên tai, mất mùa

Câu 30: Đặc điểm nổi bật trong quan hệ Việt - Trung dưới thời trị vì của Quang Trung là?

  • A. đối đầu gay gắt
  • B. mềm dẻo, kiên quyết bảo vệ chủ quyền
  • C. mâu thuẫn sâu sắc
  • D. tuyệt giao hoàn toàn

Câu 31: Vua Quang Trung yêu cầu nhà Thanh phải làm gì để phát triển thương mại?

  • A. Mở cửa ải, thông chợ búa
  • B. Mở rộng quan hệ giao lưu, buôn bán ở nước ta
  • C. Bế quan tỏa cảng
  • D. Chỉ được buôn bán những sản phẩm nông nghiệp

Câu 32: Loại chữ nào dược Quang Trung sử dụng làm chữ viết chính thức của nhà nước ?

  • A. Chữ Hán.
  • B. Chữ quốc ngữ.
  • C. Chữ Nôm.
  • D. Chữ Nho.

Câu 33: Năm 1777, diễn ra sự kiện gì lớn?

  • A. Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn
  • B. Nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
  • C. Nghĩa quân Tây Sơn bắt chước chúa Nguyễn. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ
  • D. Nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Trịnh ở phía Bắc

Câu 34: Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào?

  • A. Được xem như quốc giáo
  • B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại
  • C. Không hề được quan tâm
  • D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn

Câu 35: Vì sao đầu thế kỉ XVI, các khởi nghĩa nông dân lại liên tiếp bùng nổ?

  • A. Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt
  • B. Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.
  • C. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
  • D. Nhà Lê bị Mạc Đăng Dung lật đổ

Câu 36: Những trận đánh quyết định của quân Tây Sơn quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân Kỉ dậu (1789) diễn ra theo thứ tự như thế nào?

  • A. Đống Đa – Hà Nội – Ngọc Hồi
  • B. Hà Hồi – Ngọc Hồi – Đống Đa
  • C. Đống Đa – Ngọc Hồi – Hà Hồi
  • D. Ngọc Hồi – Hà Hồi – Đống Đa

Câu 37: Ai là người đứng đầu đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam?

  • A. Nguyễn Hữu Cầu
  • B. Lê Duy Mật
  • C. Nguyễn Danh Phương
  • D. Hoàng Công Chất

Câu 38: Nhà Lê bắt đầu suy thoái từ thời gian nào?

  • A. Đầu thế kỉ XVI
  • B. Giữa thế kỉ XVI
  • C. Cuối thế kỉ XVI
  • D. Đầu thế kỉ XVII

Câu 39: Tướng nào của giặc phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa

  • A. Sầm Nghi Đống
  • B. Hứa Thế Hanh
  • C. Tôn Sĩ Nghị
  • D. Càn Long

Câu 40: Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa quan trọng của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII đến các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Trong?

  • A. Tạo tiền đề cho khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài.
  • B. Làm suy yếu chính quyền họ Trịnh.
  • C. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  • D. Thể hiện quy luật “có áp bức có đấu tranh”.
Xem đáp án
  • 10 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021