Trắc nghiệm lịch sử 7 phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Những sự kiện nào chứng tỏ thời kì Ăng-co đất nước Cam-pu-chia rất phát triển?
- A. Nông nghiệp phát triển
- B. Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, sang hạ lưu sông Mê Nam và vùng trung lưu Mê Công
- C. Kinh đô Ăng-co được xây dựng như 1 thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo nổi tiếng thế giới
- D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 2: Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến chường thịnh nhất châu Á?
- A. Triền đại phong kiến Nhà Tần
- B. Triều đại phong kiến nhà Đường
- C. Triều đại phong kiến Nhà Minh
- D. Triều đại phong kiến Nhà Thanh
Câu 3: Phong trào “rào đất cướp ruộng” xuất hiện đầu tiên ở nước nào?
- A. Nước Anh.
- B. Nước Pháp.
- C. Nước Đức
- D. Nước Nga
Câu 4: Vì sao chế độ phong kiến lại tồn tại ở phương Đông dai dẳng hơn so với phương Tây?
- A. Do nền kinh tế hàng hóa không phát triển mạnh ở phương Đông
- B. Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
- C. Do phương Đông chịu sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân muộn
- D. Do chế độ phong kiến ở phương Đông ưu việt hơn so với phương Tây
Câu 5: Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội?
- A. Nô lệ và thợ thủ công.
- B. Nông dân và thương nhân.
- C. Nô lệ và nông dân.
- D. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.
Câu 6: Dưới vương triều hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII-XVI) cấm đoán nghiệt ngã đạo gì?
- A. Đạo phật
- B. Đạo thiên chúa
- C. Đạo Hin-đu
- D. Đạo Bà La Môn
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh những thuận lợi do điều kiện tự nhiên mang lại cho khu vực Đông Nam Á?
- A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự phát triển của động thực vật
- B. Khí hậu ấm áp thuận lợi cho con người sinh sống ở thời cổ đại
- C. Thích hợp cho sự sinh trưởng của cây lúa nước
- D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt…
Câu 8: Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu?
- A. Địa chủ giàu có
- B. Chủ xưởng, chủ đồn điền
- C. Thương nhân giàu có
- D. Câu b và c đúng.
Câu 9: Chính sách đối nội của nhà Đường có điểm tiến bộ gì so với nhà Tần- Hán?
- A. Đặt thêm chức Tiết độ sứ
- B. Cử người trong hoàng tộc đến cai quản các địa phương
- C. Xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy, thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý
- D. Mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài
Câu 10: Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông là:
- A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh
- B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô
- C. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lãnh canh
- D. Địa chủ và nông nô
Câu 11: Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu là
- A. Chiến tranh nông dân Đức
- B. Chiến tranh nông dân Áo
- C. Chiến tranh nông dân Thụy Sĩ
- D. Chiến tranh nông dân Pháp
Câu 12: Bản chất của phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo là
- A. Cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản
- B. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản.
- C. Cuộc đấu tranh tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội.
- D. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn
Câu 13: Mục đích ra đời của các phường hội, thương hội?
- A. Cùng nhau sản xuất và buôn bán.
- B. Cùng nhau trao đổi hàng hóa
- C. Tổ chức triển lãm giới thiệu hàng hóa của mình.
- D. Tổ chức các hội chợ trao đổi hàng hóa
Câu 14: Sự ra đời của chữ viết không mang lại ý nghĩa nào đối với sự phát triển của văn minh Ấn Độ?
- A. Là thước đo đánh giá trình độ phát triển của nền văn minh Ấn Độ
- B. Tạo điều kiện để phát triển, lưu giữ những thành tựu văn minh
- C. Là công cụ để truyền bá văn minh Ấn Độ ra bên ngoài
- D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển
Câu 15: Nội dung của phong trào nông dân Đức là gì?
- A. Đòi cải cách tôn giáo
- B. Đòi thủ tiêu chế độ phong kiến
- C. Đòi xóa bỏ lãnh địa phong kiến
- D. Đòi giải phóng nông nô.
Câu 16: Người Khơ-me thành lập vương quốc đầu tiên của mình có tên là gì?
- A. Ăng-co
- B. Chân lạp
- C. Chăm-pa
- D. Pa-gân
Câu 17: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?
- A. Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.
- B. Nông nô phải nộp cho lãnh chúa 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác.
- C. Nông nô phải chịu sự đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa.
- D. Cũng giống như nô lệ, nông dân không có quyền xây dựng gia đình riêng.
Câu 18: Tứ đại phát minh” của Trung Quốc bao gồm các thành tựu về kĩ thuật nào sau đây?
- A. Thuốc nhuộm, mực in, giấy vẽ, đúc tiền.
- B. Giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng
- C. Luyện sắt, đúc đồng, chế tạo súng, giấy.
- D. Bản đồ, giấy, đúc tiền, mực in
Câu 19: Kiến trúc Phật giáo điển hình ở Ấn Độ là :
- A. Đền tháp
- B. Chùa hang
- C. Tượng Phật
- D. Nhà thờ
Câu 20: Những quốc gia nào đóng vai trò tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý?
- A. Mĩ, Anh
- B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
- C. Ý, Bồ Đào Nha
- D. Anh, Pháp
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn – Tây Sơn đánh tan quân Thanh
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 3: Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII-XIV) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 23: Kinh tế , văn hóa thế kỉ XVI – XVIII Kinh tế
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ Tình hình chính trị, quân sự và pháp luật
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424 1426)
- Trắc nghiệm lịch sử bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình kinh tế xã hội
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 học kì II (P3)