Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Nhật chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa vào thời gian
- A. Cuối thế kỉ XVIII
- B. Đầu thế kỉ XVIII
- C. Cuối thế kỉ XIX
- D. Đầu thế kỉ XIX
Câu 2: Quốc gia nào là chế độ quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang
- A. Anh
- B. Pháp
- C. Mĩ
- D. Đức
Câu 3: Vì sao xoá nạn mù chữ được coi là nhiệm vụ hàng đầu của việc xây dựng nền văn hoá mới ở Liên xô?
- A. Tình trạng mù chữ ở nước Nga phổ biến.
- B. Để thay đổi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển.
- C. Tỷ lệ người biết chữ là tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế, văn hoá.
- D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 4: Thực dân Anh thực hiện biện pháp gì nhằm ngăn cản sự phát triển công, thương nghiệp của các thuộc địa của Bắc Mĩ?
- A. Cướp đoạt tài sản.
- B. Đánh thuế nặng.
- C. Độc quyền mua bán trong và ngoài nước.
- D. Cả ba ý trên.
Câu 5: Trong thời gian nào, tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ở Nhật Bản tăng từ 19% lên 42%?
- A. Từ năm 1868 đến năm 1898.
- B. Từ năm 1868 đến năm 1900.
- C. Từ năm 1900 đến năm 1914.
- D. Từ năm 1906 đến năm 1912.
Câu 6: Trong các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu cuộc cách mạng nào triệt để nhất?
- A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
- B. Cách mạng tư sản Anh.
- C. Cách mạng tư sản Pháp.
- D. Cách mạng tư sản Đức.
Câu 7: Phái Gia-cô-banh nắm quyền lãnh đạo cách mạng Pháp kể từ:
- A. Từ ngày 2 - 6 - 1793.
- B. Sau ngày 10 - 8 - 1792.
- C. Sau ngày 21 - 01- 1793
- D. Sau ngày 31 - 5 - 1793.
Câu 8: Đến cuối thế kỉ XIX, Đức xâm chiếm vùng nào ở Trung Quốc?
- A. Vùng Đông Bắc.
- B. Vùng Châu thổ sông Dương Tử.
- C. Tỉnh Sơn Đông.
- D. Thành phố Bắc Kinh.
Câu 9: Sau phong trào Ngũ tứ, giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc?
- A. Giai cấp tư sản.
- B. Giai cấp vô sản.
- C. Giai cấp nông dân.
- D. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản.
Câu 10: Quốc Tế thứ nhất truyền bá học thuyết của
- A. Mác
- B. Ănghen
- C. Lênin
- D. A, B đúng
Câu 11: Nét nổi bật về sự phân hóa xã hội ở In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?
- A. Sự hình thành giai cấp vô sản mới.
- B. Sự hình thành hai giai cấp mới, đó là công nhân và tư sản.
- C. Sự hình thành các tầng lớp xã hội mới, đó là quý tộc và tư sản mại bản.
- D. Sự đan xen tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Câu 12: Trận Trân Châu Cảng (12 - 1941) mở đầu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương giữa các nước nào?
- A. Nhật Bản với Mĩ.
- B. Nhật Bản với Pháp,
- C. Nhật Bản với Anh.
- D. Nhật Bản với Mĩ - Anh - Pháp.
Câu 13: Lực lượng nào là chủ yếu tham gia trong Cách mạng tư Sản Anh để chống lại chế độ phong kiến?
- A. Công nhân và nông dân.
- B. Nông dân và binh lính.
- C. Quý tộc mới và tư sản.
- D. Nông dân và quý tộc mới.
Câu 14: Ba lò lửa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai xuất hiện ở các nước nào?
- A. Anh, Pháp, Mĩ.
- B. Anh, Pháp, Đức.
- C. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
- D. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a.
Câu 15: Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
- A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.
- B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân,
- C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.
- D. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu việc bóc lột, xây dựng xã hội mới.
Câu 16: Ngày 23 - 2 - 1917 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở nước Nga ?
- A. Cuộc bãi công của công nhân nổ ra khắp thành phố.
- B. Hơn 66 nghìn binh lính đã đứng về phía cách mạng.
- C. Cuộc biểu tình của 90 nghìn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát.
- D. Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố thoái vị.
Câu 17: Cách mạng 1789 thắng lợi ở Pháp, phái Lập hiến lên nắm quyền. Phái Lập hiến thuộc tầng lớp nào?
- A. Tư sản công thương.
- B. Đại tư sản.
- C. Quý tộc mới.
- D. Đại địa chủ.
Câu 18: Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm:
- A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ.
- B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ.
- C. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.
- D. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình.
Câu 19: Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ với sự kiện nào?
- A. Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi (28-7-1914).
- B. Đức tuyên chiến với Nga (1-8-1914).
- C. Đức tuyên chiến với Pháp (3-8-1914).
- D. Anh tuyên chiến với Đức (4-8-1914).
Câu 20: Trong các sắc lệnh sau đây của Công xã, sắc lệnh nào thế hiện tính ưu việt của Công xã?
- A. Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước.
- B. Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.
- C. Quy định về tiền lương tối thiểu, giám lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân.
- D. Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
Câu 21: Vì sao giai đoạn 1924-1929 Châu Âu ổn định về mặc kinh tế và chính trị:
- A. Các chính quyền tư sản đã cũng cố được nền thống trị của mình.
- B. Đàn áp, đẩy lùi cuộc đấu tranh của quần chúng.
- C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
- D. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa.
Câu 22: Nguyên nhân đế quốc phương Tây xâm lược Đông Nam Á:
- A. Có vị trí địa lý quan trọng, nằm trên đường giao thông từ Bắc xuống nam, từ Đông sang Tây.
- B. Giàu tài nguyên: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khóang sản.
- C. Có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- D. A, B, C đúng.
Câu 23: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Chính phủ Mĩ đã thực hiện chính sách gì?
- A. Thực hiện Chính sách mới.
- B. Tiến hành chiến tranh mở rộng thị trường.
- C. Thực hiện Chính sách kinh tế mới.
- D. Gây ảnh hưởng của mình với các nước Mĩ La-tinh.
Câu 24: Thế kỉ XVI, XVII trong sự phát triển chung của châu Âu, quan hệ tư bản chủ nghĩa ở nước nào phát triển mạnh nhất?
- A. Hà Lan.
- B. Anh.
- C. Pháp.
- D. Mĩ.
Câu 25: Anbe Anhxtanh đã phát minh ra thành tựu khoa học nào?
- A. Lí thuyết tương đối.
- B. Lí thuyết nguyên tử hiện đại.
- C. Khái niệm vật lý về không gian và thời gian.
- D. Năng lượng nguyên tử.
Câu 26: Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?
- A. Vì Enghen mất (8/1895), khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa phát triển đã xa dần đấu tranh cách mạng.
- B. Không tích cực chống chiến tranh đế quốc.
- C. Thỏa hiệp với tư sản.
- D. A, B, C đúng.
Câu 27: Vì sao hai khối tư bản mâu thuẫn nhau?
- A. Vì sự phát triển không đều của các nước đế quốc.
- B. Vì sự mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa.
- C. Vì sự thù địch nhau sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- D. Vì sự mâu thuẫn giữa đế quốc “ già” và đế quốc “ trẻ”.
Câu 28: Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở
- A. Anh
- B. Pháp
- C. Đức
- D. Ý
Câu 29: Cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng diễn ra năm nào?
- A. 1868
- B. 1869
- C. 1864
- D. 1865
Câu 30: Cuộc chiến tranh giữa hai nước nào trong những năm 1754 - 1763 ngay trên đất nước Ấn Độ?
- A. Anh và Mĩ.
- B. Anh và Pháp.
- C. Anh và Nhật.
- D. Trung Quốc và Pháp.
Câu 31: Trong những năm 1923-1929 sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng bao nhiêu phẩn trăm?
- A. Sản lượng công nghiệp Mĩ tăng 59%.
- B. Sản lượng công nghiệp Mĩ tăng 69 %.
- C. Sản lượng công nghiệp Mĩ tăng 79 %.
- D. Sản lượng công nghiệp Mĩ tăng 89%.
Câu 32: “Tuần lễ đẫm máu" diễn ra khi nào?
- A. 20/5- 28/5
- B. 21/5- 29/5
- C. 20/5- 29/5
- D. 21/5- 28/5
Câu 33: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị là gì?
- A. Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á.
- B. Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á.
- C. Nhật giữ vững được độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư bản.
- D. Sau cải cách nền chính trị-xã hội Nhật ổn định.
Câu 34: Hậu quả nghiêm trọng mà nước Nga phải gánh chịu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
- A. Liên tiếp thua trận, xã hội không ổn định.
- B. Kinh tế suy sụp.
- C. Kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí.
- D. Kinh tế suy sụp, mâu thuẫn xã hội gây gắt.
Câu 35: Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện cơ bản là điểm nào?
- A. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu.
- B. Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp,
- C. Ruộng đất bị bỏ hoang.
- D. Mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên.
Câu 36: Nét mới nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
- A. Phong trào nổ ra liên tục, đều khắp.
- B. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản thành lập ở một số nước và đóng vai trò lãnh đạo.
- C. Đảng Cộng sản thành lập đóng vai trò lãnh đạo.
- D. Phong trào có quy mô rộng lớn nổ ra khắp châu Á.
Câu 37: Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để:
- A. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.
- B. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.
- C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 38: Chiến tranh lan ra cả thế giới lôi cuốn bao nhiêu nước tham gia:
- A. 6 nước
- B. 20 nước
- C. 10 nước
- D. 38 nước
Câu 39: Máy điện tín được phát minh ở
- A. Anh, Mĩ
- B. Anh, Đức
- C. Nga và Mỹ
- D. Nga, Pháp
Câu 40: Từ ngày 6-6-1944, quân đội Đức Quốc xã phải chiến đấu cùng một lúc trên hai mặt trận, đó là:
- A. Phía tây chống Liên Xô, phía đông chống Anh - Mĩ.
- B. Phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Pháp
- C. Phía đông chống các nước Đông Âu và Tây chống các nước Anh - Pháp - Mĩ.
- D. Phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Mĩ.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 5: Công xã Pari 1871
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)