Trắc nghiệm lịch sử 9: Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 9: Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
- A. Những năm 50 của thế kỉ XX.
- B. Những năm 60 của thế kỉ XX.
- C. Những năm 70 của thế kỉ XX.
- D. Những năm 80 của thế kỉ XX.
Câu 2: Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Các nước châu Á đã giành độc lập
- B. Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN.
- C. Các nước châu Á đã trở thanh trung tâm kinh tế tài chính thể giới.
- D. Tất cả các câu trên
Câu 3: Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
- A. Singapo
- B. Malaysia
- C. Thái Lan
- D. Inđônêxia
Câu 4: Tổn thất nào của Liên Xô là nặng nề nhất do hậu quả của chiến tranh?
- A. Hơn 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
- B. Hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy.
- C. Hơn 1710 thành phố bị đổ nát.
- D. Hơn 27 triệu người chết.
Câu 5: Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Táp-Hác-Lây nhằm mục đích gì?
- A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.
- B. Chống phong trào công nhân và Đảng Cộng sản Mỹ hoạt động.
- C. Chống sự nối loạn của thế hệ trẻ.
- D. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.
Câu 6: Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn Khu vực (ARF) nhằm mục đích gì?
- A. Hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
- B. Hợp tác với tất cả các nước ở Châu Á.
- C. Tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
- D. Hợp tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 7: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh ở trong tình trạng như thế nào?
- A. Thuộc địa của Anh, Pháp.
- B. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
- C. Những nước hoàn toàn độc lập.
- D. Những nước cộng hòa, những nước trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Câu 8: Nội dung cơ bản của công cuộc "cải tổ" của Liên Xô là gì?
- A. Cải tổ kinh tế triệt để, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế
- B. Cải tổ hệ thống chính trị.
- C. Cải tổ xã hội.
- D. Cải tổ kinh tế và xã hội.
Câu 9: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi được mệnh danh là "Đại lục mới trỗi dậy"?
- A. Châu Phi thường xuyên bị động đất.
- B. Châu Phi đánh thắng 17 kẻ thù đế quốc
- C. Châu Phi, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
- D. Lý do nào cũng đúng.
Câu 10: Quá trình tan rã của hệ thống thuộc địa thế giới vào khoảng thời gian nào?
- A. Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
- B. Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- C Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
- D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 11: Những quốc gia nào ở khu vực Mĩ Latinh đã được xếp vào nhóm các nước công nghiệp mới (NICs)?
- A. Braxin, Áchentina, Mêhicô
- B. Braxin, Mêhicô, Chilê
- C. Braxin, Áchentina, Côlômbia
- D. Mêhicô, Áchentina, Cuba
Câu 12: Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Vác- sa-va mang tính chất:
- A. Một tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu
- B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
- C. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.
- D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
Câu 13: Để nhận được viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác - san, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?
- A. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ
- B. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
- C. Để hàng hóa Pháp Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu, giữ nguyên những người cộng sản trong chính phủ.
- D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động, giữ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.
Câu 14: Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Cuối những năm 40 thế kỉ XX
- B. Đầu những năm 50 thế kỉ XX
- C. Cuối những năm 50 thế kỉ XX
- D. Đầu những năm 60 thế kỉ XX
Câu 15: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
- B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- C. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học- kỹ thuật.
- D. Tập trung sản xuất và tư bản cao.
Câu 16: Sự sụp đổ của Liên Xô có tác động như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế giai đoạn này?
- A. Kéo theo sự sụp đổ của Mỹ.
- B. Kéo theo sự sụp đổ của CNXH trên phạm vi toàn thế giới.
- C. Kéo theo sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.
- D. Không có ảnh hưởng gì.
Câu 17: Đầu năm 1945, những vấn đề cần giải quyết trong phe Đồng minh là gì?
- A. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh.
- B. Phân chia khu vực chiếm đóng, phạm vi ảnh hưởng của các nước.
- C. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận.
- D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, tập đoàn Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm mục đích gì?
- A. Tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- B. Tiêu diệt phong trào Cách mạng Trung Quốc.
- C. Xóa bỏ ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Quốc
- D. Cả 3 đáp án đều đúng.
Câu 19: Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi?
- A. J.Nêru
- B. M.Gandi
- C. Phiđen cátxtơrô
- D. Nenxơn Manđêla
Câu 20: Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
- A. Phát minh sinh học.
- B. Phát minh hóa học.
- C. "Cách mạng xanh".
- D. Tạo ra công cụ lao động mới.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn lịch sử 9 lên 10 (đề 9)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 5: Các nước Đông Nam Á
- Trắc nghiệm lịch sử 9 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 9 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kĩ thuật
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 7: Các nước Mĩ - La tinh
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973)