Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ngôn ngữ nghệ thuật còn được gọi là:
- A. Ngôn ngữ văn chương
- B. Ngôn ngữ văn học
- C. Ngôn ngữ thơ
- D. Cả A, B đều đúng
Câu 2: Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
- A. Giải trí, tuyên truyền
- B. Nhận thức, giao tiếp
- C. Thông tin, thẩm mĩ
- D. giáo dục, tuyên truyền
Câu 3: Ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trước hết trong lĩnh vực nào?
- A. Các văn bản hành chính, pháp luật.
- B. Các văn bản báo chí, tuyên truyền.
- C. Các văn bản thơ, văn xuôi, kịch.
- D. Các văn bản khoa học, chính luận.
Câu 4: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có mấy đặc trưng chính?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 5: Tính cá thể hóa của ngôn ngữ nghệ thuật được hiểu là:
- A. Những cách thức phản ánh đời sống khác nhau trong tác phẩm văn học của các tác giả.
- B. Những cách sử dụng các biện pháp tu từ của mỗi tác giả trong các tác phẩm văn học.
- C. Những dấu ấn riêng của tác giả trong việc diễn đạt bằng ngôn ngữ qua các tác phẩm văn học.
- D. Dấu ấn về tính cách con người thật ngoài đời của tác giả để lại trong tác phẩm văn học.
Câu 6: Dòng nào nêu đúng nội dung tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật?
- A. Khả năng gợi ra nhiều nghĩa, nhiều cách hiểu khác nhau từ một văn bản, tác phẩm.
- B. Khả năng gợi lên sự liên tưởng, tưởng tượng từ sự vật này khiến người đọc nghĩ đến sự vật khác.
- C. Khả năng diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau về cùng một sự vật được miêu tả trong tác phẩm văn học.
- D. Khả năng sử dụng nhiều từ, ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa của tác giả trong tác phẩm.
Câu 7: Điểm khác biệt nhất của ngôn ngữ nghệ thuật so với các phong cách ngôn ngữ khác?
- A. Dùng nhiều từ tượng thanh
- B. Dùng nhiều từ tượng hình
- C. Dùng nhiều từ láy
- D. Dùng nhiều biện pháp tu từ
Câu 8: Khi nói: Đây giọng thơ Tố Hữu, kia giọng thơ Chế Lan Viên; đây ngôn ngữ Nguyễn Tuân, còn kia văn Vũ Trọng Phụng…là người ta muốn nói tới:
- A. Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật.
- B. Tính cá thể hóa.
- C. Tính truyền cảm của ngôn ngữ văn học.
- D. Tính đa nghĩa của ngôn ngữ văn chương.
Câu 9: Câu nào diễn đạt đúng bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật?
- A. Ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ đời thường.
- B. Ngôn ngữ nghệ thuật tách biệt hẳn với ngôn ngữ đời thường.
- C. Ngôn ngữ nghệ thuật được chắt lọc ra từ ngôn ngữ đời thường.
- D. Ngôn ngữ nghệ thuật là nguồn gốc của ngôn ngữ đời thường.
Câu 10: Hình tượng Bánh trôi nước trong bài thơ cùng tên của nữ sĩ Hồ Xuân Hương không chỉ miêu tả về một món ăn dân tộc, mà còn ngụ ý nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội lúc đó, đồng thời khẳng định vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của họ.
Đoạn văn trên muốn nói tới đặc điểm nào của ngôn ngữ nghệ thuật?
- A. Tính truyền cảm
- B. Tính hình tượng
- C. Tính thẩm mĩ
- D. Tính đa nghĩa
Câu 11: "Nhà văn, nhà thơ thường có sở thích, sở trường riêng trong diễn đạt: có người thiên về miêu tả cặn kẽ, có người thiên về phát họa đôi nét làm dấu hiệu để gợi ra một cái gì đó; có người mạnh về dùng ngôn ngữ sinh hoạt ở nông thôn, có người sở trường về dùng ngôn ngữ ở thành thị; có người ưa chuộng lối diễn đạt mang phong vị ca dao…"
Đoạn văn trên muốn nói tới đặc điểm nào của ngôn ngữ nghệ thuật?
- A. Tính đa nghĩa
- B. Tính thẩm mĩ
- C. Tính cá thể
- D. Tính truyền cảm
Câu 12: Vì sao nói tính hình tượng là cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
- A. Sáng tạo nghệ thuật mục đích vừa là phương tiện sáng tạo của nghê thuật nhằm phản ánh thế giới khách quan và sự cảm nhận chủ quan về thế giới ấy của người nghệ sĩ.
- B. Văn học là nghệ thuật ngôn từ mà chất liệu ngôn từ mà nhà văn sử dụng làm phương tiện để xây dựng hình tượng nghệ thuật.
- C. Bản thân hình tượng ngôn ngữ đã chứa đựng những yếu tố gây cảm xúc, truyền cảm và cách lựa chọn ngôn ngữ để xây dựng hình tượng cũng đã thể hiện cá tính sáng tạo của người lựa chọn.
- D. Tất cả các ý trên
Câu 13: Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: "Nhật kí trong tù"...........một tấm lòng nhớ nước
- A. Canh cánh
- B. Reo
- C. Rắc
- D. Vãi
Câu 14: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Mùa thu nay đã khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc tiếng nói cười thiết tha
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
Hình tượng nào được nói đến trong đoạn trích
- A. Mùa thu thanh cao và tĩnh lặng với trời xanh, nước xanh, cây xanh
- B. Lá vàng, hơi hướng tả thực, mới lạ
- C. Núi đồi, gió, rừng tre, trời thu, mang đến cho mùa thu thêm gần gũi.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây đúng với từ ngữ trong đoạn trích trên
- A. Vui tươi, tả thực
- B. Giản dị, quen thuộc, tả thực
- C. Gợi tả, ước lệ
=> Kiến thức Soạn văn 10 bài phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trang 97 sgk
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Ôn tập phần làm văn
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Lập kế hoạch cá nhân
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Trao duyên
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Nỗi thương mình
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Ra-ma buộc tội
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Nhàn
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Thề nguyền
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Tựa " Trích diễm thi" tập