Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Tự Tình (Hồ Xuân Hương)

303 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài Tự Tình (Hồ Xuân Hương). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tiểu sử của Hồ Xuân Hương

  • A. là nữ sĩ tài năng, là hiện tượng văn học trung đại Việt Nam.
  • B. Xuất thân trong một gia đìnhnhà Nho nghèo, con của vợ lẽ
  • C. là nhà thơ mà cuộc đời với nhiều trắc trở.
  • D. bà có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, giàu sang

Câu 2: Từ "mảnh" trong câu thơ cuối của bài Tự tình (bài II) cho thấy cái tình mà Hồ Xuân Hương nhận được:

  • A. Hầu như không có.
  • B. Mong manh, dễ vỡ.
  • C. Vụn vặt, thoáng qua.
  • D. Nhỏ bé, ít ỏi.

Câu 3: Từ láy "văng vẳng" trong câu thơ "Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom" của bài Tự tình II gợi cảm giác về điều gì?

  • A. Tiếng trống thưa thớt, xa xăm.
  • B. Thời gian càng trở nên khuya khoắt hơn.
  • C. Một không gian rộng và tĩnh mịch.
  • D. nhỏ bé, ít ỏi.

Câu 4: Điểm độc đáo trong các sáng tác của tác giả Hồ Xuân Hương là:

  • A. Trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
  • B. Đậm chất trữ tình, lấy đề tài tình yêu của mình làm nguồn cảm hứng cho thơ ca.
  • C. Khai thác triệt để những khía cạnh của tình yêu để đưa vào đề tài thơ của mình.
  • D. Mang đậm triết lí nhân sinh, cảm thông sâu sắc với những số phận bất hạnh.

Câu 5: Hai câu thơ nào sau đây bộc lộ một sức sống mãnh liệt, cố vươn lên đế thoát khỏi số phận ngay cả trong tình huống buồn đau nhất?

  • A. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non
  • B. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh/ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
  • C. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
  • D. Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con!

Câu 6: Tiếng "trống canh dồn" trong Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương không thông báo điều gì?

  • A. Sự tĩnh lặng của không gian, sự trôi chảy gấp gáp của thời gian.
  • B. Thời gian trôi nhanh.
  • C. Sự thao thức của con người.
  • D. Một điều chẳng lành sắp xảy ra.

Câu 7: Nhận định nào đúng về hai từ "xuân" trong câu "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại" trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương?

  • A. Là hai từ đồng nghĩa.
  • B. Là hai từ gần nghĩa.
  • C. Là hai từ khác nghĩa.
  • D. Là hai từ trái nghĩa.

Câu 8: Đọc bài thơ “Tự tình II”, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

  • A. Khát vọng công danh, sự nghiệp
  • B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi
  • C. Khát vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc
  • D. Khát vọng sống, khát vọng tình duyên trọn vẹn, khát vọng hạnh phúc

Câu 9: Những hình ảnh được nói đến trong hai câu luận của bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng. Đó là tâm trạng gì?

  • A. Tâm trạng buồn khổ, muốn có sự đồng cảm và sẻ chia để vượt qua bi kịch tinh thần.
  • B. Tâm trạng bị dồn nén, bức bối, muốn đập phá, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường.
  • C. Tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, không còn niềm tin vào tình yêu.
  • D. Tâm trạng buồn chán, cô đơn lặp đi lặp lại trong một thời gian dài tạo nên sự nhàm chán.

Câu 10: Nghĩa của từ "ngán" trong câu "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại" trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương là:

  • A. Chán nản đến mức hoang mang, dao động.
  • B. Cảm thấy không yên lòng.
  • C. Không còn thích thú, thiết tha gì nữa.
  • D. Ngại đến mức sợ hãi.

Câu 11: Những dòng nào sau đây nói về ý nghĩa nhân văn trong bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương?

  • A. Là sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người phụ nữ và sự cố gắng vươn lên trên số phận, nhưng cuối cùng rơi vào bi kịch.
  • B. Là lời ca buồn về số phận người phụ nữ có tình duyên dở dang
  • C. Là ý chí vươn lên mạnh mẽ của người phụ nữ từng chịu nhiều bất hạnh
  • D. Là tiếng kêu thống thiết về nỗi đau duyên tình và khát vọng hạnh phúc

Câu 12: Bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương chủ yếu được viết với giọng điệu:

  • A. Hờn oán.
  • B. Buồn đau
  • C. Nhớ thương
  • D. Căm giận.

Câu 13: Sự giống nhau trong tâm trạng của Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài “Tự tình I” và “Tự tình II” là :

  • A. Sự căm thù chế độ phong kiến thối nát
  • B. Buồn tủi, xót xa và phẫn uất trước duyên phận
  • C. Sự thách thức cuộc đời
  • D. Buồn đau, chán chường vì cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Tự Tình (Hồ Xuân Hương)


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội