Trắc nghiệm ngữ văn 11: phần các tác phẩm văn học nước ngoài
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 các tác phẩm văn học nước ngoài Tôi yêu em, Người trong bao, Người cầm quyền khôi phục uy quyền... Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: X.Pu-skin là nhà thơ nước nào?
- A. Đức
- B. Nga.
- C. Pháp.
- D. Anh
Câu 2: X.Pu-skin được mệnh danh là :
- A. Mặt trời của thi ca Nga.
- B. Ông tổ của thơ trữ tình,
- C. Nhà thơ vĩ đại của thời đại.
- D. Niềm tự hào của nước Nga.
Câu 3: Nội dung bốn câu thơ đầu bài Tôi yêu em là:
- A. Nhân vật trữ tình thổ lộ tình yêu với người mình yêu
- B. Nhân vật trữ tình nói với người mình yêu những mâu thuẫn giằng xé trong tình yêu của anh ta.
- C. Nhân vật trữ tình khao khát mang lại niềm hạnh phúc lớn lao cho người mình yêu.
- D. Nhân vật trữ tình động viên, an ủi người yêu của mình.
Câu 4: Nội dung các sáng tác của A.X.Pu-skin thể hiện điều gì?
- A. Niềm thương cảm đối với số phận của những nông dân trong chế độ nông nô ở Nga.
- B. Hoài bão và chí tráng của người nam nhi khi sống trong trời đất.
- C. Tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.
- D. Cuộc sống bình dị, đơn giản mà tươi đẹp và tràn đầy hạnh phúc của người dân Nga.
Câu 5: Câu nào không nói về bài thơ “Tôi yêu em” của A.X.Pu-skin?
- A. Là một trong những bài thơ nổi tiếng của A.X.Pu-skin.
- B. Cảm hứng bài thơ được lấy từ mối tình của tác giả với người con gái A.A. O-lê-nhi-na.
- C. Bài thơ là tình cảm trong sáng, chân thành của tác giả dành cho người mình yêu.
- D. Bài thơ được tác giả đề tên là “Tôi yêu em”.
Câu 6: Những từ có lẽ, chưa.. hoàn toàn trong hai câu đầu biểu thị điều gì?
- A. Nhân vật trữ tình không hiểu đúng được tình yêu của mình.
- B. Nhân vật trữ tình khó xác định được tiếng nói của tâm hồn, tình cảm của mình.
- C. Nhân vật trữ tình còn phân vân, nghi ngờ về tình yêu của mình.
- D. Nhân vật trữ tình phủ nhận tình yêu của mình.
Câu 7: Nội dung chủ yếu của bài thư “Tôi yêu em” là gì?
- A. Là lời từ giã thấm đượm nỗi buồn trước một mối tình vô vọng.
- B. Là lời tỏ tình táo bạo và độc đáo của tác giả.
- C. Là lời than trách, hờn tủi khi lời cầu hôn không được chấp nhận.
- D. Là sự nuối tiếc, ngậm ngùi cho một mối tình đẹp.
Câu 8: Câu nào dưới đây diễn tả đúng và đầy đủ về tâm hồn yêu đương của nhà thơ?
- A. Tâm hồn yêu đương mãnh liệt, không vụ lợi.
- B. Một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, đầy nhân hậu và lòng vị tha.
- C. Một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt nhưng cũng rất ích kỉ, hẹp hòi.
- D. Một tâm hồn yêu đương cao cả, đầy ánh sáng của lí trí, nhưng cũng thật mê muội.
Câu 9: Tình cảm của nhân vật "em" được hé mở trong bốn câu thơ đầu qua những từ nào ở bản dịch nghĩa?
- A. tình yêu, chưa lụi tắt hoàn toàn
- B. chưa lụi tắt hoàn toàn, mong
- C. băn khoăn, buồn
- D. mong, chẳng muốn
Câu 10: Tấm lòng vị tha, nhân hậu của A.X. Puskin thể hiện trong hai câu thơ nào dưới đây?
- A. Tôi yêu em: đến nay chừng có thể,/ Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai.
- B. Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,/ Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
- C. Tôi yêu em, âm thầm không hy vọng,/ Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen.
- D. Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,/ Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Câu 11: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ “Tôi yêu em” được thể hiện qua:
- A. Điệp khúc Tôi yêu em.
- B. Hình ảnh Ngọn lửa chưa tàn phai.
- C. Câu thơ “Cầu em được người tinh như tôi đã yêu em”.
- D. Tình yêu chân thành và đằm thắm.
Câu 12: Câu thơ cuối "Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em" diễn đạt theo lối nào?
- A. Phủ định
- B. Nghi vấn
- C. Cầu khiến
- D. So sánh
Câu 13: Lối điễn đạt ấy cho thấy điều gì trong tình yêu của nhân vật trữ tình?
- A. sự đắm say, mãnh liệt
- B. Sự khéo léo, lịch sự
- C. Sự chân thành, cao thượng
- D. Sự vồ vập, cuống quýt
Câu 14: A.P.Sê-khốp là nhà văn nước nào?
- A. Nga.
- C. Pháp
- C. Đức
- D. Thổ Nhĩ Kì
Câu 15: Câu nào dưới đây nói không đúng về A.P.Sê-khốp và sự nghiệp văn chương của ông?
- A. Ông để lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa.
- B. Các tác phẩm của ông có cốt truyện giản dị nhưng thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa.
- C. Ông được xem là đại biểu duy nhất của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX.
- D. Ông là nhà cách tân thiên tài về thê loại truyện ngắn và kịch nói.
Câu 16: Nhan đề Người trong bao mang ý nghĩa ẩn dụ cho những con người nào?
- A. Hay tự ti và hà tiện quá mức
- B. Hay sợ hãi và sống bạc nhược
- C. Bị mọi người trong tập thể xa lánh
- D. Không giao tiếp với bất kì ai
Câu 17: Tác phẩm “Người trong bao” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- A. Vào năm 1898, khi xã hội Nga đang nghẹt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thê kỉ XIX.
- B. Vào năm 1914, khi Nga tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
- C. Vào năm 1917, khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga tiến lên chii nghĩa xã hội.
- D. Vào năm 1941, khi Đức tấn công Liên Xô buộc Liên Xô phải tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Câu 18: Truyện “Người trong bao” còn có tên gọi khác là gì?
- A. Anh béo và anh gầy
- B. Phòng số sáu
- C. Vườn anh đào
- D. Truyện Bê-Li-cốp.
Câu 19: Cụm từ “Người trong bao” chỉ điều gì?
- A. Chỉ những người bị đấy xuống tận cùng của xã hội, cả cuộc đời không thể nào ngóc đầu lên được.
- B. Chỉ những người quanh năm sống trong nhà, không bao giờ tiếp xúc với xã hội.
- C. Chỉ những người sống thu mình, lúc nào cũng lo sợ, cảnh giác với mọi thứ.
- D. Chỉ những người có lối sống ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mình.
Câu 20: Thái độ kính trọng đối với chính quyền của Bê-li-cốp cũng là một thứ vỏ bọc, một "cái bao" che đậy điều gì ở hắn?
- A. Tâm lí thích vuốt ve, nịnh bợ những kẻ có quyền
- B. Tâm lí thích doạ nạt, hống hách trước những người trẻ tuổi
- C. Tâm lí hèn nhát, run sợ trước quyền lực
- D. Tâm lí cầu cạnh, dựa dẫm vào quyền lực
Câu 21: Nhân vật chính trong truyện Người trong bao” là :
- A. Bác sĩ I-van-I-va-nứt.
- B. Thầy giáo Bê-li-cốp.
- C. Thầy giáo Bu-rơ-kin.
- D. Thầy giáo Cô-va-len-cô.
Câu 22: Theo nhân vật Bê-li-côp, điều gì được xem là rõ ràng trong cuộc sống?
- A. Ý nghĩa của mỗi người.
- B. Hành động của con người trong-quá khứ.
- C. Mặt trời trong những ngày năng dẹp.
- D. Những chỉ thị, thông tư, những bài báo cấm điều này điều nọ.
Câu 23: Nhân vật Bê-li-cốp có thói quen đặc biệt nào?
- A. Sống trong một căn nhà kín như chiếc hộp.
- B. Đến nhà người khác chỉ ngồi yên nhìn mọi thứ mà không nói gì.
- C. Mặc trang phục mùa đông vào mùa hè.
- D. Tất cả vật dụng hàng ngày đều đặt trong bao.
Câu 24: Đoạn cuối của truyện được trần thuật với giọng điệu nào?
- A. Cảm thông, thương xót
- B. Giễu cợt, châm biếm
- C. Phân trần, giãi bày
- D. Lạnh lùng, tàn nhẫn
Câu 25: Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là của tác giả nào dưới dây?
- A. V.Huy-gô
- B. A.P.Sê-khốp
- C. A.X.Pu-skin
- D. R.Ta-go
Câu 26: Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được trích từ tác phẩm nào?
- A. Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831).
- B. Những người khốn khô (1862).
- C. Tia sáng và bóng tối (1840)
- D. Chín mươi ba (1874).
Câu 27: Tác phẩm “Những người khốn khổ” thuộc thể loại nào?
- A. Truyện ngắn.
- B. Tiểu thuyết,
- C. Truyện vừa.
- D. Kịch.
Câu 28: Vì sao nhà văn lại để cho nhân vật Giaeng Va-giăng hết sức nhún nhường trước Gia-ve?
- A. Vì ônh lo sợ hắn sẽ bắt mình vào tù
- B. Vì ông muốn giảng hoà với hắn
- C. Vì ông không muốn Phăng-tin biết sự thật về mình
- D. Vì ông không muốn làm náo loạn bệnh xá
Câu 29: Nhà văn V.Huy-gô là người nước nào?
- A. Nga
- B. Mỹ
- C. Anh
- D. Pháp
Câu 30: Nhân vật chính trong đoạn trích là nhân vật nào?
- A. Giăng Van-giăng
- B. Cô thợ nghèo Phăng-tin
- C. Đức Giám mục Mi-ri-en.
- D. Cảnh sát Gia-ve.
Câu 32: Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nằm ở vị trí nào trong tác phẩm “Những người khốn khổ”?
- A. Nằm ở cuối phần thứ nhất.
- B. Nằm ờ đầu phần thứ hai.
- C. Nằm ở cuối phần thứ ba.
- D. Nằm ở đầu phần thứ tư.
Câu 33: Vì sao cảnh sát Gia-ve lại mất nhiều công sức truy tìm nhân vật Giăng Van-giăng?
- A. Vì giữa cảnh sát Gia-ve và Giăng Van-giăng có mối thù sâu nặng.
- B. Vì Giăng Van-giăng là một tên tù khố sai vượt ngục,
- C. Vì Giăng Van-giăng cướp vợ của Gia-ve
- D. Vì Giăng Van-giăng biết được bí mật của Gia-ve.
Câu 34: Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giá sử dụng trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”?
- A. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật tương phản.
- B. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- C. Nghệ thuật khắc họa suy nghĩ của nhân vật.
- D. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ độc thoại.
Câu 35: Ý nào nói không đúng cách đối xử của Gia-ve với Phăng tin trong đoạn trích?
- A. Chẳng quan tâm đến bệnh tình của Phăng-tin
- B. Vùi dập nốt tia hi vọng cuối cùng của Phăng-tin là được gặp con gái
- C. Không mảy may xúc động trước cái chết của Phăng-tin
- D. Gầm ghè, chửi bới Phăng-tin từ đầu chí cuối
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: phần các tác phẩm văn học nước ngoài
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: phần ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Bản tin
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Tràng giang (P2)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Tràng giang (P1)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Đây thôn Vĩ Dạ (P2)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Chạy giặc
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Hạnh phúc của một tang gia
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn