Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thành ngữ là gì?
- A. Là những tổ hợp từ có sẵn (cụm từ cố định) có khả năng định danh như từ dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động.
- B. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- C. Là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.
Câu 2: Khái niệm nào đúng với điển cố?
- A. Là những tích truyện xưa; thường là kể về các tấm gương hiếu thảo, anh hùng liệt sĩ, các tấm gương đạo đức, hoặc những truyện có tính triết lý nhân văn trong lịch sử.
- B. Là những câu chuyện truyền miệng từ xa xưa đến ngày nay.
- C. Là những câu chuyện viễn tượng nói về tương lai hoặc để lí giải những chuyện đã xảy ra trong quá khứ chưa được giải thích rõ.
Câu 3: Thành ngữ có thể là tục ngữ, còn tục ngữ không thể xem là thành ngữ được, đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 4: Câu nào dưới đây không phải là thành ngữ?
- A. Cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa
- B. Đứng núi này, trông núi nọ
- C. Mưa to gió lớn
- D. Của mình thì giữ bo bo, của người thì thả cho bò nó ăn
Câu 5: Điển cố có ứng dụng gì trong văn học?
- A. Làm tham chiếu để luận giải là một cách rất tốt để làm sáng tỏ cái ý mà mình muốn biểu đạt.
- B. Làm đối tượng để phân tích
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 6: Tìm thành ngữ trong đoạn thơ sau
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công."
(Trần Tế Xương - Thương vợ)
- A. Lặn lội thân cò khi quãng vắng
- B. Eo sèo mặt nước
- C. Năm nắng mười mưa
- D. Một duyên hai nợ
Câu 7: Tìm thành ngữ trong các câu thơ sau
Người nách thước, kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
- Một đời được mấy anh hùng
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi!
- Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- A. Đầu trâu mặt ngựa
- B. Cá chậu chim lồng
- C. Đội trời đạp đất
- D. Tất cả các ý trên
Câu 8: Tác dụng của hai điển cố trong câu thơ sau là gì?
Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
- A. Được dùng để nói về tình bạn thắm thiết, keo sơn, chữ dùng ngắn gọn mà hàm ý sâu xa.
- B. Để nhấn mạnh thêm ý tứ của câu thời
- C. Để miêu tả chân thực tâm lí nhân vật
- D. Tất cả các đáp án đều sai
Câu 9: Em hiểu thế nào về điển cố "Giường kia"?
- A. Mượn ý từ câu chuyện của Trần Phồn đời Hậu Hán. Trần Phồn có bạn là Tử Trĩ. Phồn Quý bạn đến mức dành riêng cho bạn một chiếc giường, khi bạn đến chơi thì hạ xuống, lúc về thì lại treo giường lên.
- B. Câu chuyện kể về tình bạn giữa Bá Nha và Chung Tử Kì. Bá Nha là người đàn giỏi, còn Chung Tử Kì chỉ cần nghe tiếng đàn của Bá Nha là hiểu được ý tưởng của người đánh đàn. Sau khi Tử Kì chết, Bá Nhá đã treo đàn không gảy nữa vì cho rằng không còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình.
- C. Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì khi tiếp, mắt xanh lên, không ưa ai thì mắt trắng. Điển cố này ý nói đến cách nhìn nhận của Từ Hải về Thúy Kiều, dù sống trong cảnh lầu xanh nhơ bẩn nhưng nàng chưa từng quý ai.
Câu 10: Đoạn thơ sau sử dụng những điển cố nào?
- Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
- Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà
- Khi về hỏi Liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!
- Bấy lâu nghe tiếng má đào.
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- A. Ba thu
- B. Liễu Chương Đài
- C. Mắt xanh
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11: Liễu Chương Đài: điển cố gợi chuyện xa xưa của người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ con với câu thơ:
Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh
Nay có còn không
Hay là tay khác đã vịn bẻ mất rồi.
Nguyễn Du mượn điển cố để diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều khi nàng nghĩ đến cảnh Kim Trọng trở về chốn hẹn xưa thì Kiều đã thuộc về người khác. Đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 12: Có thể thêm thành ngữ nào vào câu nói hay không: "Họ không đi tham quan, không đi thực tế theo kiểu đại khái, qua loa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường"?
- A. Cưỡi ngựa xem hoa
- B. Ma cũ bắt nạt ma mới
- C. Đá thúng đụng nia
- D. Không thể thay
Câu 13: Câu nào dưới đây là thành ngữ?
- A. Phú quý sinh lễ nghĩa
- B. Ai đi Uông Bí Vàng Danh/ Má hồng để lại, má xanh đi (mang) về
- C. Ta về ta tắm ao ta
Câu 14: Ý nào sau đây không phải là điển cố
- A. Gót chân Asin
- B. Nợ như chúa Chổm
- C. Đẽo cày giữa đường
- D. Sơn Tinh Thủy Tinh
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: phần tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Chí Phèo (P2)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Bài ca ngất ngưởng
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Hầu trời
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thao tác lập luận so sánh
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 bài Người trong bao Trắc nghiệm Người trong bao có đáp án
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Một thời đại trong thi ca
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn
- Tải câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11