Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Văn biểu cảm bao gồm những thể loại nào?
- A. Thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút…
- B. Chèo, tuồng, kịch nói…
- C. Truyện truyền thuyết, cổ tích…
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Mục đích của văn bản biểu cảm là gì?
- A. Bàn luận về một hiện tượng trong cuộc sống.
- B. Kể lại một câu chuyện cảm động.
- C. Được viết bằng thơ.
- D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật hiện tượng trong đời sống.
Câu 3: Văn biểu cảm là gì?
- A. Văn biểu cảm là thể loại thể hiện cảm xúc cá nhân, về các đối tượng trong đời sống thường nhật
- B. Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc
- C. Văn biểu cảm thể hiện những cảm xúc đánh giá của con người với con người với nhau
- D. Cả 3 đáp án trên đúng
Câu 4: Đọc đoạn thơ sau đây
Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông…
(Lời ru của mẹ -Xuân Quỳnh)
Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
- A. Bộc lộ sự kính trọng của con và mẹ
- B. Bộc lộ sự xúc động khi được nghe lời mẹ ru
- C. Kể lại những lời ru của mẹ
- D. Bộc lộ tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con
Câu 5: Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm?
- A. Không có lí lẽ, lập luận.
- B. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp.
- C. Cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp và gián tiếp.
- D. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự.
Câu 6: Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
" Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng . Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe."
- A. Bộc lộ cảm xúc về cảnh thiên nhiên Sa Pa
- B. Kể lại chuyến đi lên Sa Pa
- C. Miêu tả về cảnh Sa Pa
- D. Giới thiệu về thiên nhiên Sa Pa
Câu 7: Khi viết đoạn văn "Nêu cảm nghĩ của em về một người bạn", một bạn học sinh đã viết như sau
" Hồi đó , Đức là lớp phó học tập của lớp. Thầy cô và bạn bè rất yêu quý Đức vì bạn học giỏi nhưng không kiêu căng mà hết lòng giúp đỡ các bạn kém, nhất là bạn Biển. Trên lớp điều gì Biển chưa hiểu, giờ ra chơi Đức lại giảng cho bạn. Đức còn đến tận nhà để học cùng Biển. Có tối tôi đi qua, cũng không còn sớm nữa, Đức vẫn đang nhẫn nại cầm tay Biển luyện cho tay bạn mềm dẻo, có thể viết từng đường thẳng, nét cong, của chữ. [...]
Đoạn văn trên đúng hay sai?"
- A. Đoạn văn lạc đề
- B. Đoạn văn sai về kiểu bài
- C. Đoạn văn đủ ý
- D. Đoạn văn đúng
Câu 8: Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm?
- A. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự
- B. Không có lí lẽ, lập luận
- C. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp
- D. Cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp và gián tiếp
Trả lời cho câu 9-11: Cho khổ thơ sau
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phơi
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Câu 9. Nội dung chính của đoạn thơ trên?
- A. Miêu tả vẻ đẹp của mùa thu đất nước
- B. Bộc lộ niềm vui của tác giả khi chứng kiến vẻ đẹp của mùa thu
- C. Khẳng định sự khác biệt của mùa thu mới với những mùa thu khác
- D. Kể về những sự kiện diễn ra trong mùa thu
Câu 10: Phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên là?
- A. Tự sự
- B. Biểu cảm
- C. Nghị luận
- D. Miêu tả
Câu 11: Đặc sắc nghệ thuật thể hiện đoạn thơ trên?
- A. Lời văn giàu cảm xúc
- B. Hình ảnh sinh động
- C. Phép nhân hóa giàu sức biểu cảm
- D. Gồm 3 ý kiến trên
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ đồng nghĩa
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Quan Âm Thị Kính
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: Ôn tập về phần tập làm văn
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ trái nghĩa
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Mạch lạc trong văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Liên kết trong văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Mẹ tôi