Trắc nghiệm sinh học 11 bài 15: Tiêu hóa ở động vật
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm sinh học 11 bài 15: Tiêu hóa ở động vật. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tiêu hóa là quá trình:
- A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ
- B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể
- C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP
- D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
Câu 2: Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa:
- A. trong không bào tiêu bào
- B. trong túi tiêu hóa
- C. trong ống tiêu hóa
- D. cả A và C
Câu 3: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì
- A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
- B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
- C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
- D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 4: Khi nói về tiêu hóa nội bào, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở trong tế bào và ngoài tế bào
- B. Đây là quá trình tiêu hóa thức ăn ở trong ống tiêu hóa
- C. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở bên trong tế bào nhờ enzim lizoxim
- D. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở bên trong ống tiêu hóa và túi tiêu hóa
Câu 5: Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóaở người là
- A. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
- B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
- C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
- D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Câu 6: Dịch mật có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất nào sau đây?
- A. Protein
- B. Tinh bột chín
- C. Lipit
- D. Tinh bột sống
Câu 7: Trong mề gà, thường có những hạt sỏi nhỏ. Tác dụng của các viên sỏi nay là:
- A. cung cấp một số nguyên tố vi lượng cho gà
- B. tăng hiệu quả tiêu hóa hóa học
- C. tăng hiệu quả tiêu hóa cơ học
- D. giảm hiệu quả tiêu hóa hóa học
Câu 8: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?
- A. Tuyến nước bọt.
- B. Khoang miệng.
- C. Dạ dày.
- D. Thực quản.
Câu 9: Các lông ruột và các lông cực nhỏ nằm trên các nếp gấp của niêm mạc ruột có tác dụng
- A. làm tăng nhu động ruột
- B. làm tăng bề mặt hấp thụ
- C. tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa hóa học
- D. tạo điều kiện cho tiêu hóa cơ học
Câu 10: Hình bên là quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa của thủy tức. Em hãy chú thích cho các số trên hình bằng cách ghép với chữ cái tương ứng
a) Miệng
b) Thức ăn
c) Tế bào trên thành túi tiết ra enzim tiêu hóa
d) Thức ăn đang tiêu hóa dở dang sẽ tiếp tục được tiêu hóa nội bào
e) Túi tiêu hóa
Phương án trả lời đúng là:
- A. 1-a ; 2-e ; 3-b ; 4-c ; 5-d
- B. 1-a ; 2-e ; 3-b ; 4-d ; 5-c
- C. 1-a ; 2-c ; 3-b ; 4-e ; 5-d
- D. 1-a ; 2-b ; 3-c ; 4-c ; 5-d
Câu 11: Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là
- A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
- B. dịch tiêu hóa được hòa loãng.
- C. ông tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng.
- D. có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
Câu 12: Ở động vật có ống tiêu hóa
- A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
- B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
- C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
- D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 13: Trong ông tiêu hóa của giun đất, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
- A. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn
- B. miệng → hầu→ mề→ thực quản → diều → ruột → hậu môn
- C. miệng→ hầu → diều → thực quản → mề → ruột→hậu môn
- D. miệng → hầu → thực quản → mề → diều→ ruột→ hậu môn
Câu 14: Ở loài chim, diều được hình thành từ bộ phận nào sau đây của ống tiêu hóa:
- A. Thực quản
- B. Tuyến nước bọt
- C. Khoang miệng
- D. Dạ dày
Câu 15: Phương án chú thích đúng cho các bộ phận ống tiêu hóa của chim là:
- A. 1 - miệng ; 2 - diều ; 3 - thực quản ; 4 - dạ dày tuyến ; 5 - dạ dày cơ ; 6 - ruột ; 7 - hậu môn
- B. 1 - miệng ; 2 - thực quản ; 3 - diều ; 4 - dạ dày cơ ; 5 - dạ dày tuyến ; 6 - ruột ; 7 - hậu môn
- C. 1 - miệng ; 2 - diều ; 3 - thực quản ; 4 - dạ dày cơ ; 5 - dạ dày tuyến ; 6 - ruột ; 7 - hậu môn
- D. 1 - miệng ; 2 - thực quản ; 3 - diều ; 4 - dạ dày tuyến ; 5 - dạ dày cơ ; 6 - ruột ; 7 - hậu môn
Câu 16: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
- A. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.
- C. ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.
- D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.
Câu 17: Hình bên là ông tiêu hóa của giun đất và châu chấu. Em hãy xác định các bộ phận tương ứng giống nhau của hai loài này bằng cách ghép chữ cái trên ống tiêu hóa của châu chấu với số tương ứng trên ống tiêu hóa của giun đất
Phương án trả lời đúng là:
- A. 1 - a ; 3 - b ; 4 - c ; 5 - d ; 6 - e ; 7 - f
- B. 1 - a ; 2 - b ; 4 - c ; 5 - d ; 6 - e ; 7 - f
- C. 1 - a ; 3 - c ; 4 - d ; 5 - d ; 6 - e ; 7 - f
- D. 1 - a ; 2 - b ; 3 - c ; 4 - d ; 6 - e ; 7 - f
Câu 18: Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được
- A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.
Câu 19: Cho các hoạt động trong quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa như sau:
- Hình thành không bào tiêu hóa
- Các enzim từ lizoxom vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được
- Màng tế bảo lõm vào bao lấy thức ăn
- Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa
- Chất dinh dưỡng khuếch tán vào tế bào chất
- Chất thải, chất bã được xuất bào
Các hoạt động trên được diễn ra theo trình tự đúng là:
- A. 1-2-3-4-5-6
- B. 3-1-4-2-5-6
- C. 3-1-2-4-5-6
- D. 3-6-4-5-1-2
Câu 20: Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng
- A. từ thức ăn cho cơ thể.
- B. và năng lượng cho cơ thể.
- C. cho cơ thể.
- D. có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
Câu 21: Khi nói về tiêu hóa ngoại bào, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa
- B. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa và ống tiêu hóa
- C. Quá trình tiêu hóa thức ăn chỉ bằng hoạt động cơ học
- D. Quá trình tiêu hóa thức ăn có sự tham gia của các enzim
Câu 22: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?
- A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
- B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
- C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
- D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
Câu 23: Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức:
- A. tiêu hóa nội bào
- B. tiêu hóa ngoại bào
- C. tiêu hóa ngoại bào và nội bào
- D. túi tiêu hóa
Câu 24: Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong
- A. không bào tiêu hóa.
- B. túi tiêu hóa.
- C. ống tiêu hóa.
- D. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.
Câu 25: Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
- A. miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn
- B. miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn
- C. miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
- D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 37
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 18: Tuần hoàn máu
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Cảm ứng ở động vật (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp)