Trắc nghiệm sinh học 6 bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 6 bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Hạt gồm những bộ phận nào?
- A. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ
- B. Vỏ, phôi, lá mầm, thân mầm, chồi mầm
- C. Lá mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ mầm
- D. Phôi, chất dinh dưỡng, lá mầm
Câu 2: Bạn có thể tìm thấy phôi nhũ ở loại hạt nào dưới đây ?
- A. Hạt đậu đen
- B. Hạt cọ
- C. Hạt bí
- D. Hạt cải
Câu 3: Ở hạt ngô, bộ phận nào chiếm phần lớn trọng lượng ?
- A. Thân mầm
- B. Lá mầm
- C. Phôi nhũ
- D. Chồi mầm
Câu 4: Loại hạt nào dưới đây không chứa phôi nhũ ?
- A. Cau
- B. Lúa
- C. Ngô
- D. Lạc
Câu 5: Phôi của hạt phát triển từ?
- A. Tinh trùng
- B. Trứng
- C. Hợp tử
- D. Noãn
Câu 6: Những hạt nào sau đây thuộc hạt một lá mầm?
- A. Mít, ổi, đào, lúa mì
- B. Ngô, vải, nhãn, đỗ đen
- C. Ngô, tre, thài lài, cỏ gấu
- D. Đỗ đe, dưa hấu, hướng dương
Câu 7: Nhóm nào dưới đây gồm những cây Hai lá mầm ?
- A. Cam, mít, cau, chuối, thanh long
- B. Cao lương, dừa, mía, rau má, rau ngót
- C. Rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo
- D. Sen, sắn, khế, gừng, dong ta
Câu 8: Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu ?
- A. Thân mầm hoặc rễ mầm
- B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm
- C. Lá mầm hoặc rễ mầm
- D. Lá mầm hoặc phôi nhũ
Câu 9: Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính ?
- A. 4
- B. 3
- C. 2
- D. 5
Câu 10: Ở hạt đậu xanh, chất dinh dưỡng được dự trữ ở đâu ?
- A. Lá mầm
- B. Phôi nhũ
- C. Chồi mầm
- D. Tất cả đều sai
Câu 11: Phôi của hạt bưởi có bao nhiêu lá mầm ?
- A. 3
- B. 1
- C. 2
- D. 4
Câu 12: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh ?
- A. Vì những hạt này có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.
- B. Vì những hạt này có thể nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.
- C. Vì những hạt này có phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 31: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 14: Thân dài ra do đâu?
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 37: Tảo
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 35: Những điều cần cho hạt nảy mầm
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 32: Các loại quả
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 52: Địa y
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 29: Các loại hoa
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 36: Tổng kết về cây có hoa
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P5)