Trắc nghiệm sinh học 6 bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 6 bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: " Trong cấu tạo của kính hiển vi, ... là bộ phận để mắt nhìn vào khi quan sát vật mẫu."
Từ thích hợp để điền vào dấu "..." là:
- A. Vật kính
- B. Chân kính
- C. Bàn kính
- D. Thị kính
Câu 2: Bộ phận nằm trên cùng của kính hiển vi là?
- A. Vật kính
- B. Gương phản chiếu ánh sáng
- C. Bàn kính
- D. Thị kính
Câu 3: Bộ phận quan trọng nhất của kính hiển vi là:
- A. Ống kính
- B. Thân kính
- C. Gương phản chiếu ánh sáng
- D. Ốc điều chỉnh
Câu 4: Các bộ phận chính của kính hiển vi bao gồm:
- A. chân kính, ống kính và bàn kính.
- B. thị kính, gương phản chiếu ánh sáng và vật kính.
- C. thị kính, đĩa quay và vật kính.
- D. chân kính, thị kính và bàn kính.
Câu 5: Kính hiển vi điện tử có khả năng phóng to ảnh của vật từ
- A. 5 000 - 8 000 lần.
- B. 40 - 3 000 lần.
- C. 10 000 - 40 000 lần.
- D. 100 - 500 lần.
Câu 6: Khi quan sát vật mẫu, tiêu bản được đặt lên bộ phận nào của kính hiển vi ?
- A. Vật kính
- B. Thị kính
- C. Bàn kính
- D. Chân kính
Câu 7: Em hãy sắp xếp các thao tác sau theo trình tự từ sớm đến muộn trong kĩ thuật quan sát vật mẫu bằng kính hiển vị:
1. Mắt nhìn vào thị kính, tay từ từ vặn ốc to ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.
2. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.
3. Điều chỉnh ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.
4. Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.
5. Đặt tiêu bản lên bàn kính sau cho vật mẫu nằm ở đúng vị trí trung tâm, sau đó dùng kẹp giữ tiêu bản.
- A. 2 - 5 - 4 - 1 - 3
- B. 2 - 4 - 5 - 1 - 3
- C. 2 - 1 - 4 - 5 - 3
- D. 2 - 4 - 1 - 5 -3
Câu 8: Trong việc sử dụng và bảo quản kính hiển vi, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
- A. Khi di chuyển kính thì phải dùng cả 2 tay : một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính
- B. Sau khi dùng cần lấy khăn bông lau bàn kính, chân kính, thân kính
- C. Sau khi dùng thì cần lấy giấy thấm lau thị kính, vật kính
- D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 9: Kính lúp có khả năng phóng to ảnh của vật bao nhiêu lần ?
- A. 3 - 20 lần
- B. 25 - 50 lần
- C. 100 - 200 lần
- D. 2 - 3 lần
Câu 10: Kính lúp có đặc điểm nào sau đây ?
- A. Được cấu tạo bởi tay cầm và tấm kính trong có hai mặt lồi.
- B. Được cấu tạo bởi tay cầm và tấm kính trong có hai lõm.
- C. Được cấu tạo bởi giá đỡ và tấm kính trong có hai mặt lõm.
- D. Được cấu tạo bởi giá đỡ và tấm kính trong có một mặt lồi, một mặt lõm.
Câu 11: Kính lúp không được dùng để quan sát vật mẫu nào sau đây ?
- A. Virut
- B. Cánh hoa
- C. Quả dâu tây
- D. Lá bàng
=> Kiến thức Giải bài 5 sinh 6: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 45: Nguồn gốc cây trồng
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 14: Thân dài ra do đâu?
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 3: Thân (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 52: Địa y
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 35: Những điều cần cho hạt nảy mầm
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 44: Sự phát triển của giới Thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 38: Rêu Cây rêu
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa