Trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P3)

2 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Người ta thường ngắt ngọn cà phê khi nào ?

  • A. Trước khi cây ra hoa, tạo quả.
  • B. Sau khi cây ra hoa, tạo quả
  • C. Khi cây non được 1 tháng tuổi.
  • D. Sau khi đã thu hoạch quả chín.

Câu 2: Khả năng hút nước của rễ cây trồng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?

  • A. Đặc điểm sinh học của từng loại cây trồng.
  • B. Điều kiện khí hậu, thời tiết.
  • C. Giá thể sinh trưởng (các loại đất trồng, dung dịch dinh dưỡng khác nhau).
  • D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 3: Nhóm nào dưới đây gồm những cây có lá biến dạng ?

  • A. Mây, mướp, hành tây, bèo đất.
  • B. Gừng, cam, chuối, hồng xiêm.
  • C. Mướp đắng, su su, diếp cá, húng chanh.
  • D. Tía tô, roi, ổi, sim.

Câu 4: Sau khi thụ tinh, bầu nhuỵ của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành

  • A. hạt chứa noãn.
  • B. noãn chứa phôi.
  • C. quả chứa hạt.
  • D. phôi chứa hợp tử.

Câu 5: Trong cấu tạo của rễ, miền trưởng thành đảm nhiệm chức năng gì ?

  • A. Hấp thụ nước và muối khoáng.
  • B. Che chở cho đầu rễ.
  • C. Dẫn truyền.
  • D. Làm cho rễ dài ra.

Câu 6: Cây nào dưới đây không nên bấm ngọn khi trồng ?

  • A. Chè.
  • B. Bạch đàn.
  • C. Đậu xanh.
  • D. Cà phê.

Câu 7: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm có ở mọi vật sống ?

1. Sinh sản

2. Di chuyển

3. Lớn lên

4. Lấy các chất cần thiết

5. Loại bỏ các chất thải

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 5.

Câu 8: Trong việc sử dụng và bảo quản kính hiển vi, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

  • A. Khi di chuyển kính thì phải dùng cả 2 tay : một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính.
  • B. Sau khi dùng cần lấy khăn bông lau bàn kính, chân kính, thân kính.
  • C. Sau khi dùng thì cần lấy giấy thấm lau thị kính, vật kính.
  • D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 9: Loài hoa nào dưới đây có lá đài và cánh hoa giống hệt nhau ?

  • A. Hoa cà.
  • B. Hoa bí đỏ.
  • C. Hoa bưởi.
  • D. Hoa loa kèn.

Câu 10: Vật sống có thể trở thành vật không sống nếu sinh trưởng trong điều kiện nào dưới đây ?

  • A. Thiếu dinh dưỡng.
  • B. Thiếu khí cacbônic.
  • C. Thừa khí ôxi.
  • D. Vừa đủ ánh sáng.

Câu 11: Vòng gỗ hằng năm được biểu hiện rõ nét nhất ở những cây thân gỗ sống ở

  • A. vùng cận nhiệt đới.
  • B. vùng nhiệt đới.
  • C. vùng ôn đới.
  • D. vùng hàn đới.

Câu 12: Nhóm nào dưới đây gồm những loài hoa thụ phấn nhờ gió ?

  • A. Hoa cỏ may, hoa ngô, hoa lau.
  • B. Hoa cà, hoa bí đỏ, hoa chanh.
  • C. Hoa hồng, hoa sen, hoa cải.
  • D. Hoa râm bụt, hoa khế, hoa na.

Câu 13: Cây nào dưới đây không leo bằng thân quấn, cũng không leo bằng tua cuốn ?

  • A. Đậu ván.
  • B. Trầu không.
  • C. Đậu Hà Lan.
  • D. Mướp hương.

Câu 14: Thành phần nào dưới đây của miền hút ở rễ bao gồm những tế bào có vách mỏng ?

1. Mạch gỗ

2. Mạch rây

3. Ruột

  • A. 1, 2.
  • B. 2, 3.
  • C. 1, 3.
  • D. 1, 2, 3.

Câu 15: Nhóm nào dưới đây gồm những loài động vật có ích đối với con người ?

  • A. Cóc, thạch sùng, mèo, ngan, cú mèo.
  • B. Ruồi nhà, vịt, lợn, sóc, báo.
  • C. Ong, ve sầu, muỗi, rắn, bọ ngựa.
  • D. Châu chấu, chuột, bò, ngỗng, nai.

Câu 16: Cây thân bò có đặc điểm nào sau đây ?

  • A. Cứng, cao, có cành.
  • B. Có tua cuốn phát triển mạnh.
  • C. Mềm yếu, bò lan sát mặt đất.
  • D. Có giác mút đâm sâu vào lòng đất.

Câu 17: Nhị hoa gồm những thành phần nào ?

  • A. Bầu nhuỵ và chỉ nhị.
  • B. Bao phấn và noãn.
  • C. Bao phấn và chỉ nhị.
  • D. Noãn, bao phấn và chỉ nhị.

Câu 18: Sinh vật nào vừa không phải là thực vật, vừa không phải là động vật ?

  • A. Cây xương rồng.
  • B. Vi khuẩn lam.
  • C. Con thiêu thân.
  • D. Con tò vò.

Câu 19: Cho một cành rong đuôi chó vào bình chứa nước. Đổ đầy nước vào một ống nghiệm sau đó úp ngược ống nghiệm vào cành rong đuôi chó sao cho không có bọt khí lọt vào. Để bình nước này ra chỗ có nắng thì sau một thời gian, người ta quan sát thấy hiện tượng gì ?

  • A. Chất kết tủa màu trắng dần xuất hiện ở đáy ống nghiệm.
  • B. Nước trong bình chuyển dần sang màu hồng nhạt.
  • C. Nước trong ống nghiệm chuyển màu xanh thẫm.
  • D. Bọt khí nổi lên và khí dần chiếm chỗ nước trong ống nghiệm.

Câu 20: Nhóm nào dưới đây gồm những tác nhân khiến cho nhu cầu nước của cây gia tăng ?

  • A. Trời lặng gió, nền nhiệt thấp, độ ẩm cao.
  • B. Trời nhiều gió, nền nhiệt cao, độ ẩm cao.
  • C. Trời lặng gió, nền nhiệt thấp, độ ẩm thấp.
  • D. Trời nhiều gió, nền nhiệt cao, độ ẩm thấp.

Câu 21: Loại rễ biến dạng nào có vai trò giúp cây bám vào giá thể để leo lên cao ?

  • A. Giác mút.
  • B. Rễ móc.
  • C. Rễ thở.
  • D. Rễ củ.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

  • A. Cây khoai tây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân củ.
  • B. Cây chuối sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng rễ củ.
  • C. Cây khoai lang sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ.
  • D. Cây bí đỏ sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng lá.

Câu 23: Ở miền hút của rễ, phần trụ giữa bao gồm những thành phần nào ?

  • A. Biểu bì và ruột.
  • B. Thịt vỏ và bó mạch.
  • C. Ruột và bó mạch.
  • D. Mạch rây và mạch gỗ.

Câu 24: Những cây sống trôi nổi trên mặt nước thường có đặc điểm nào dưới đây ?

  • A. Xuất hiện bọt xốp màu trắng.
  • B. Tua cuốn phát triển mạnh.
  • C. Lá tiêu giảm.
  • D. Rễ phát triển theo chiều sâu.

Câu 25: Phần lớn nước thất thoát ra ngoài môi trường qua bộ phận nào của lá ?

  • A. Mép lá.
  • B. Gân lá.
  • C. Lỗ khí.
  • D. Lớp cutin.

Câu 26: Ai là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của tế bào ?

  • A. Antonie Leeuwenhoek.
  • B. Gregor Mendel.
  • C. Charles Darwin.
  • D. Robert Hook.

Câu 27: Nhóm nào dưới đây gồm những cây thích nghi với môi trường khô nóng ở sa mạc ?

  • A. Sen, đậu ván, cà rốt.
  • B. Rau muối, cà chua, dưa chuột.
  • C. Xương rồng, lê gai, cỏ lạc đà.
  • D. Mâm xôi, cà phê, đào.

Câu 28: Sản phẩm của quá trình hô hấp ở thực vật chính là nguyên liệu của quá trình

  • A. sinh sản.
  • B. cảm ứng.
  • C. thoát hơi nước.
  • D. quang hợp.

Câu 29: Lục lạp hàm chứa trong bộ phận nào của tế bào thực vật ?

  • A. Chất tế bào.
  • B. Vách tế bào
  • C. Nhân
  • D. Màng sinh chất.

Câu 30: Nhóm nào dưới đây gồm những cây ưa bóng ?

  • A. Ngô, dứa, cải thảo, thìa là.
  • B. Rau bợ, chua me, khoai tây, đậu xanh.
  • C. Xà cừ, xương rồng, thanh long, rau má.
  • D. Trầu không, hoàng tinh, diếp cá, lá lốt.

Câu 31: Phát biểu nào dưới đây về quá trình lớn lên và phân chia của tế bào thực vật là đúng ?

  • A. Sự phân tách chất tế bào là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phân chia.
  • B. Sau mỗi lần phân chia, từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra 3 tế bào con giống hệt mình.
  • C. Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì sẽ xảy ra quá trình phân chia.
  • D. Phân chia tế bào không phải là nhân tố giúp thực vật sinh trưởng và phát triển.

Câu 32: Người ta phân chia phần rễ cây mọc trong đất thành mấy miền chính ?

  • A. 3 miền.
  • B. 4 miền.
  • C. 2 miền.
  • D. 5 miền.

Câu 33: Các lỗ khí ở lá cây có vai trò gì ?

  • A. Vận chuyển các chất dinh dưỡng sau quang hợp đi nuôi cây.
  • B. Thu nhận ánh sáng mặt trời làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
  • C. Giúp quá trình trao đổi khí diễn ra thuận lợi và tạo điều kiện cho quá trình thoát hơi nước của cây.
  • D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 34: Trong các bộ phận dưới đây của thân non, bộ phận nào nằm trong cùng ?

  • A. Bó mạch.
  • B. Ruột.
  • C. Thịt vỏ.
  • D. Biểu bì.

Câu 35: Điều kiện cần để lá cây có thể quang hợp được khi có đầy đủ các nguyên liệu là gì ?

  • A. Nhiệt độ thấp.
  • B. Có ánh sáng.
  • C. Độ ẩm thấp.
  • D. Nền nhiệt cao.

Câu 36: Điều nào sau đây chứng tỏ lá cây rất đa dạng ?

1. Phiến lá với nhiều hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau.

2. Có 3 kiểu gân lá : gân hình mạng, gân song song, gân hình cung.

3. Có 3 kiểu xếp lá trên thân và cành : mọc đối, mọc cách, mọc vòng.

4. Có 2 kiểu lá : lá đơn, lá kép.

  • A. 1, 3, 4.
  • B. 1, 2, 3.
  • C. 1, 2, 3, 4.
  • D. 2, 3, 4.

Câu 37: Ở thực vật, sự vận chuyển chất nào dưới đây thường diễn ra ngược chiều trọng lực ?

  • A. Chất hữu cơ và muối khoáng.
  • B. Nước và muối khoáng.
  • C. Chất hữu cơ và nước.
  • D. Nước, chất hữu cơ và muối khoáng.

Câu 38: Vỏ của củ nào dưới đây sẽ chuyển sang màu xanh lục khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ?

  • A. Khoai lang.
  • B. Khoai tây.
  • C. Sắn.
  • D. Cà rốt.

Câu 39: Nhị hoa thường có màu gì ?

  • A. Màu xanh.
  • B. Màu đỏ.
  • C. Màu vàng.
  • D. Màu tím.

Câu 40: Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật không có hoa ?

  • A. Rêu, mã đề, mồng tơi, rau ngót.
  • B. Lá lốt, kinh giới, húng quế, diếp cá.
  • C. Mía, tre, dương xỉ, địa tiền.
  • D. Hoàng đàn, thông, rau bợ, dương xỉ.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội