Trắc nghiệm vật lí 11 chương 2: Dòng điện không đổi (P2)

11 lượt xem

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chương 2: Dòng điện không đổi (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đơn vị của cường độ dòng điện là

  • A. Vôn (V)
  • B. ampe (A)
  • C. niutơn (N)
  • D. fara (F)

Câu 2: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng

  • A. thực hiện công của các lực lạ bên trong nguồn điện
  • B. sinh công trong mạch điện
  • C. tạo ra điện tích dương trong một giây
  • D. dự trữ điện tích của nguồn điện

Câu 3: Hai bóng đèn có công suất lần lượt là: P1 và P2 với P1 < P2 đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn và điện trở của mỗi bóng đèn có mối liên hệ:

  • A. I1 < I2 và R1 > R2
  • B. I1 > I2 và R1 > R2
  • C. I1 < I2 và R1 < R2
  • D. I1 > I2 và R1 < R2

Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối và ampe kế, E = 6V, r = 1Ω, R1 = 3Ω, R2 = 6Ω, R3 = 2Ω. Số chỉ của ampe kế là

  • A. 1A
  • B. 1,5A
  • C. 1,2A
  • D. 0,5A

Câu 5: Điều kiện để có dòng điện là chỉ cần

  • A. có các vật dẫn điện nối liền nhau thành mạch điện kín
  • B. duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
  • C. có hiệu điện thế.
  • D. nguồn điện.

Câu 6: Một bộ ác quy có dung lượng 2A.h được sử dụng liên tục trong 24h. Cường độ dòng điện mà ác quy có thể cung cấp là

  • A. 48 (A)
  • B. 12 (A)
  • C. 0,0833 (A)
  • D. 0,0383 (A)

Câu 7: Trong mạch điện chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau, nếu cường độ dòng điện giảm hai lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch

  • A. giảm hai lần.
  • B. tăng hai lần.
  • C. giảm bốn lần.
  • D. tăng bốn lần.

Câu 8: Một nguồn điện có suất điện động 2 V thì khi thực hiện một công 10 J, lực lạ đã dịch chuyển một điện lượng qua nguồn là

  • A. 50 C.
  • B. 20 C.
  • C. 20 C.
  • D. 5 C.

Câu 9: Công suất của nguồn điện được xác định bằng

  • A. lượng điện tích mà nguồn điện sản ra trong một giây
  • B. công mà lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
  • C. lượng điện tích chạy qua nguồn điện trong một giây
  • D. công của nguồn điện thực hiện trong một đơn vị thời gian.

Câu 10: Trên một bóng đèn có ghi 12 V – 1,25 A. Kết luận nào dưới đây là sai?

  • A. Bóng đèn này luôn có công suất là 15 W khi hoạt động
  • B. Bóng đèn này chỉ có công suất 15 W khi mắc nó vào hiệu điện thế 12 V
  • C. Bóng đèn này tiêu thụ điện năng 15J trong 1 giây khi hoạt động bình thường
  • D. Bóng đèn này có điện trở 9,6 Ohm khi hoạt động bình thường

Câu 11: Hai điện trở giống nhau được mắc song song vào một nguồn điện U = const thì cường độ dòng điện qua mạch bằng Ia. Nếu các điện trở này được mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch là Ib. Kết luận nào sau đây đúng ?

  • A. Ia = Ib.
  • B. Ia = 2Ib.
  • C. Ia = 4Ib.
  • D. Ia = 16Ib.

Câu 12: Một ác quy có suất điện động 2V, điện trở trong 1Ω và có dung lượng 240A.h. Điện năng của ác quy là

  • A. 480 (J)
  • B. 0,864.10 (J)
  • C. 1,728.10(J)
  • D. 7200(J)

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở R tỉ lệ với hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở R.
  • B. Cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phàn của mạch.
  • C. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
  • D. Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.

Câu 14: Nguồn điện tạo ra điện thế giữa hai cực bằng cách:

  • A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển eletron và ion về các cực của nguồn.
  • B. sinh ra eletron ở cực âm.
  • C. sinh ra eletron ở cực dương.
  • D. làm biến mất eletron ở cực dương.

Câu 15: Cho mạch điện như hình vẽ.

UAB = 75V, R2 = 2R1 = 6Ω, R3 = 9Ω.

Khi cường độ qua CD là 2A thì R4 có giá trị xấp xỉ bằng

  • A. 150 Ω
  • B. 10 Ω
  • C. 130 Ω
  • D. 5 Ω

Câu 16: Cho mạch điện kín, nguồn điện có điện trở bằng 2Ω, mạch ngoài có điện trở 20Ω, bỏ qua điện trở của dây nối. Hiệu suất của nguồn điện là

  • A. 90,9%
  • B. 90%
  • C. 98%
  • D. 99%

Câu 17: Theo định luật Jun – Len – xơ, nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn tỷ lệ

  • A. với cường độ dòng điện qua dây dẫn.
  • B. nghịch với bình phương cường độ dòng điện qua dây dẫn.
  • C. với bình phương điện trở của dây dẫn.
  • D. với bình phương cường độ dòng điện qua dây dẫn.

Câu 18: Một phân xưởng cơ khí sử dụng một động cơ điện xoay chiều có hiệu suất 80%. Khi động cơ hoạt động sinh ra một công suất cơ là 7,5kW. Biết mỗi ngày động cơ hoạt động 8 giờ và giá tiền của một "số" điện công nghiệp là 2000 đồng. Trong một tháng (30 ngày), số tiền mà phân xưởng đó phải trả cho ngành điện là:

  • A. 1.350.000 đồng.
  • B. 5.400.000 đồng.
  • C. 4.500.000 đồng.
  • D. 2.700.000 đồng.

Câu 19: Mắc vào 2 cực một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r một bóng đèn có hiệu điện thế định mức Ud = E thì bóng đèn

  • A. luôn sáng bình thường
  • B. luôn sáng hơn mức bình thường
  • C. luôn tối hơn mức bình thường
  • D. có thể sáng hay tối hơn mức bình thường tuỳ theo điện trở của đèn lớn hay nhỏ

Câu 20: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi

  • A. Nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ.
  • B. Sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện.
  • C. Không mắc cầu chì cho mạch điện kín.
  • D. Dùng pin (hay ác quy) để mắc một mạch điện kín.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội