Trắc nghiệm vật lí 11 chương 4: Từ trường (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chương 4: Từ trường (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua uốn thành vòng tròn. Tại tâm vòng tròn, cảm ứng từ sẽ giảm khi

  • A. cường độ dòng điện tăng lên.
  • B. cường độ dòng điện giảm đi.
  • C. số vòng dây cuốn sít nhau, đồng tâm tăng lên.
  • D. đường kính vòng dây giảm đi.

Câu 2: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?

  • A. Sắt và hợp chất của sắt.
  • B. Niken và hợp chất của niken.
  • C. Cô ban và hợp chất của cô ban.
  • D. Nhôm và hợp chất của nhôm.

Câu 3: Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều

  • A. từ trái sang phải.
  • B. từ trong ra ngoài.
  • C. từ trên xuống dưới.
  • D. từ ngoài vào trong.

Câu 4: Một đoạn dòng điện nằm song song với đường sức từ và có chiều ngược với chiều của đường sức từ. Gọi F là lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đó thì

  • A. F khác 0.
  • B. F = 0.
  • C. F còn tùy thuộc chiều dài của đoạn dòng điện.
  • D. F còn tùy thuộc độ lớn cường độ dòng điện.

Câu 5: Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó là 3.10 N. Độ lớn cảm ứng từ của từ trường là

  • A. 0,4 T.
  • B. 0,6 T.
  • C. 0,8 T.
  • D. 1,2 T.

Câu 6: Hai dây dẫn thẳng, song song, dây l được giữ cố định, dây 2 có thể dịch chuyển. Dây 2 sẽ dịch chuyển về phía dây l khi

  • A. có hai dòng điện ngược chiều chạy qua.
  • B. chỉ có dòng điện mạnh chạy qua dây l.
  • C. có hai dòng điện cùng chiều chạy qua.
  • D. dòng điện chạy qua dây 2 lớn hơn dòng điện chạy qua dây l.

Câu 7: Hai dây dẫn thẳng dài, song song đặt trong không khí. Cường độ dòng điện qua hai dây bằng nhau và bằng 6 A. Lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài của mỗi dây bằng 2.10N. Khoảng cách giữa hai dây là

  • A. 3,6 m.
  • B. 36 m.
  • C. 36 cm.
  • D. 3,6 cm.

Câu 8: Một khung dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Kết luận nào sau đây là không đúng?

  • A. Luôn có lực từ tác dụng lên tất cả các cạnh của khung
  • B. Lực từ tác dụng lên các cạnh của khung khi mặt phẳng khung dây không song song với đường sức từ
  • C. Khi mặt phẳng khung dây vuông góc với vectơ cảm ứng từ thì khung dây ở trạng thái cân bằng
  • D. Mômen ngẫu lực từ có tác dụng làm quay khung dây về trạng thái cân bằng bền

Câu 9: Một khung dây phẳng nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường sức từ. Khi giảm cường độ dòng điện đi 2 lần và tăng cảm ừng từ lên 4 lần thì mômen lực từ tác dụng lên khung dây sẽ:

  • A. không đổi
  • B. tăng 2 lần
  • C. tăng 4 lần
  • D. giảm 2 lần

Câu 10: Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc:

  • A. vặn đinh ốc 1.
  • B. vặn đinh ốc 2.
  • C. bàn tay trái.
  • D. bàn tay phải.

Câu 11: Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có các đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều

  • A. thẳng đứng hướng từ trên xuống.
  • B. thẳng đứng hướng từ dưới lên.
  • C. nằm ngang hướng từ trái sang phải.
  • D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.

Câu 12: Chọn câu sai

  • A. Hạt proton bay vào trong từ trường theo phương vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ thì quỹ đạo của proton là quỹ đạo tròn có v tăng dần.
  • B. Hạt proton bay vào trong điện trường theo phương vuông góc với véc - tơ cường độ điện trường thì quỹ đạo của proton là một parabol, độ lớn v tăng dần.
  • C. Hạt proton bay vào trong điện trường theo phương song song với véc - tơ cảm ứng từ thì quỹ đạo của proton không thay đổi.
  • D. Hạt proton bay vào trong điện trường theo phương song song với véc - tơ cường độ điện trường thì proton sẽ chuyển động thẳng nhanh dần.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện.
  • B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ.
  • C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.
  • D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp thuyến với các đường cảm ứng từ.

Câu 14: Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.10 m/s thì lực Lorenxo tác dụng lên hạt có giá trị F1 = 2.10$^{-6}$ N, nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4,5.10$^{7}$ m/s thì lực Lorenxo tác dụng lên hạt có giá trị là

  • A. 2.10 N.
  • B. 3.10 N.
  • C. 4.10 N.
  • D. 5.10 N.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong đoạn dây.
  • B. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với chiều dài của đoạn dây.
  • C. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
  • D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.

Câu 16: Một khung dây phẳng nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường sức từ. Khi giảm cường độ dòng điện đi 2 lần và tăng cảm ừng từ lên 4 lần thì mômen lực từ tác dụng lên khung dây sẽ:

  • A. không đổi
  • B. tăng 2 lần
  • C. tăng 4 lần
  • D. giảm 2 lần

Câu 17: Hai dây dẫn thẳng dài D1 và D2 song song cách nhau 32 cm trong không khí có dòng điện chạy qua. Dòng điện qua dây D1 có cường độ 5 A. Điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây, ngoài khoảng hai dây dẫn và cách D2 8 cm có cảm ứng từ bằng 0. Dòng điện qua D2 có cường độ

  • A. 2 A và cùng chiều với dòng điện qua D1.
  • B. 2 A và ngược chiều với dòng điện qua D1.
  • C. 1 A và cùng chiều với dòng điện qua D1.
  • D. 1 A và ngược chiều với dòng điện qua D1.

Câu 18: Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau 14 cm trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây cùng chiều và có cùng cường độ là 1,25 A. Tại điểm cách mỗi dây 25 cm vecto cảm ứng từ

  • A. song song với mặt phẳng chứa hai dây và có độ lớn là 1,92.10 T.
  • B. song song với mặt phẳng chứa hai dây và có độ lớn là 5,6.10 T.
  • C. vuông góc với mặt phẳng chứa hai dây và có độ lớn là 1,92.10 T.
  • D. vuông góc với mặt phẳng chứa hai dây và có độ lớn là 5,6.10 T.

Câu 19: Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.
  • B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau.
  • C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau
  • D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.

Câu 20: Chọn câu sai ?

  • A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.
  • B. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.
  • C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.
  • D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ của từ trường
Xem đáp án
  • 30 lượt xem