Trắc nghiệm vật lí 11 chương 5: Cảm ứng điện từ (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chương 5: Cảm ứng điện từ (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đơn vị của từ thông có thể là
- A. tesla trên mét (T/m)
- B. tesla nhân với mét (T.m)
- C. tesla trên mét bình phương (T/m)
- D. tesla nhân mét bình phương (T.m)
Câu 2: Từ thông qua khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều đạt giá trị cực đại khi
- A. các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây
- B. các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây.
- C. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 0
- D. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 40
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng ?
- A. Nếu từ thông ban đầu qua mạch kín tăng thì từ trường cảm ứng ngược chiều từ trường ban đầu. Từ trường cảm ứng sẽ cùng chiều từ trường ban đầu nếu từ thông qua mạch kín giảm.
- B. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.
- C. Khi từ thông qua mạch kín biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.
- D. Từ trường của dòng điện cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài sinh ra dòng điện cảm ứng.
Câu 4: Một khung dây hình chữ nhật có chiều dài 25cm, được đặt vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều có B = 4.10T. Từ thông xuyên qua khung dây là 10-4Wb, chiều rộng của khung dây nói trên là
- A. 1cm
- B. 10cm
- C. 1m
- D. 10m
Câu 5: Một khung dây có diện tích S được đặt song song với đường sức của từ trường đều có cảm ứng từ B. Qua khung dây một góc 90o thì từ thông qua khung sẽ
- A. tăng thêm một lượng B.S
- B. giảm đi một lượng B.S
- C. tăng thêm một lượng 2B.S
- D. giảm đi một lượng 2B.S
Câu 6: Suất điện động cảm ứng trong mạch tỉ lệ với
- A. độ lớn của từ thông qua mạch.
- B. tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch.
- C. độ lớn của cảm ứng từ.
- D. thời gian xảy ra sự biến thiên từ thông qua mạch.
Câu 7: Một nam châm thẳng có từ trường hướng vào lòng ống dây. Trong trường hợp nào dưới đây suất điện động trong ống dây lớn nhất?
- A. Nam châm tiến lại gần ống dây với tốc độ v
- B. Ống dây tiến lại gần nam châm với tốc đọ v
- C. Nam châm và ống dây tiến ra xa với tốc độ v
- D. Nam châm và ống dây tiến lại gần nhau với tốc độ v
Câu 8: Một khung dây hình chữ nhật kính gồm N = 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng S = 20 cm đặt trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ B hợp với pháp tuyến của mặt phẳng khung dây góc 60$^{o}$, độ lớn cảm ứng từ B = 0,04 T, điện trở khung dây R = 0,2Ω. Tính cường độ dòng điện xuất hiện trong khung dây nếu trong thời gian 0,01 giây, cảm ứng từ giảm đều từ B đến 0.
- A. 0,1 A
- B. 0,4 A
- C. 0,2 A
- D. 0,3 A
Câu 9: Một thanh đồng dài 20 cm, quay với tốc độ 50 vòng/s trong một từ trường đều có cảm ứng từ 25 mT quanh một trục song song với từ trường và đi qua một đầu và vuông góc với thanh đồng. Suất điện động cảm ứng suất hiện trong thanh đồng này là
- A. 0,6V
- B. 0,157V
- C. 2,5V
- D. 36V
Câu 10: Kết luận nào sau đây là đúng?
- A. Hiện tượng tự cảm không phải là hiện tượng cảm ứng điện từ.
- B. Hiện tượng tự cảm không xảy ra ở các mạch điện xoay chiều.
- C. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.
- D. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của từ trường bên ngoài mạch điện.
Câu 11: Gía trị tuyệt đối của từ thông qua diện tích S đặt vuông góc với cảm ứng từ B
- A. tỉ lệ với số đường sức qua một đơn vị diện tích S.
- B. tỉ lệ với độ lớn chu vi của diện tích S.
- C. là giá trị của cảm ứng từ B tại nơi đặt điện tích S.
- D. tỉ lệ với số đường sức qua diện tích S.
Câu 12: Nhận xét nào sau đây là đúng?
- A. Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.
- B. Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với thời gian dòng điện chạy trong mạch
- C. Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch
- D. Suất điện động tự cảm của ống dây không phụ thuộc vào độ tự cảm của ống dây
Câu 13: Một ống dây hình trụ có thể tích V, trên mỗi mét chiều dài của ống dây có n vòng dây. Công thức tính độ tự cảm của ống dây đặt trong không khí là
- A. L = 4π.10n$^{2}$V
- B. L = 4π.10n$^{2}$V$^{2}$
- C. L = 4π.10nV
- D. L = 4π.10nV$^{2}$
Câu 14: Một ống dây hình trụ có độ tự cảm L. Nếu cắt nang ống dây thành hai phần giống hệt nhau thì độ tự cảm của mỗi phần là
- A. L’ = 2L
- B. L’ = L/2
- C. L’ = L
- C. L’ = L
Câu 15: Một vòng dây dẫn được đặt trong một từ trường đều, sao cho mặt phẳng của vòng dây vuông góc với đường cảm ứng. Hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi
- A. nó bị làm cho biến dạng.
- B. nó được quay xung quanh pháp tuyến của nó.
- C. nó được dịch chuyển tịnh tiến.
- D. nó được quay xung quanh một trục trùng với đường cảm ứng từ.
Câu 16: Cho một khung dây tròn đường kính 20cm đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 0,01T. Lúc đầu mặt khung vuông góc với đường sức từ. Cho khung quay đến vị trí mặt phẳng khung song song với đường sức từ. Thời gian quay là 10s. Trong thời gian quay, độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung là
- A. 0,314V
- B. 3,14V
- C. 0,314mV
- D. 3,14mV
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Độ lớn suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín được xác định nhờ định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ.
- B. Kết hợp giữa định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ và định luật Len-xơ giúp ta xác định đuuợc độ lớn của suất điện động cảm ứng và chiều dòng điện cảm ứng.
- C. Chiều của dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín được xác định nhờ định luật Len-xơ.
- D. Chiều của dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín được xác định nhờ định luật Jun—Len-xơ.
Câu 18: Đặt khung dây ABCD, cạnh a = 4ccm trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,05T.
-Trường hợp 1: vuông góc với mặt phẳng khung dây
-Trường hợp 2: song song với mặt phẳng khung dây
-Trường hợp 3: hợp với mặt phẳng khung dây góc α = 30
Từ thông qua khung dây trong các trường hợp trên lần lượt là:
- A. Φ1 = 0, Φ2 = 8.10Wb, Φ3 = 6,92.10Wb.
- B. Φ1 = 8.10Wb, Φ2 = 0, Φ3 = 6,92.10Wb
- C. Φ1 = 8.10Wb, Φ2 = 0, Φ3 = 4.10Wb
- D. Φ1 = 0, Φ2 = 8.10Wb, Φ3 = 6,92.10Wb
Câu 19: Mặt bán cầu đường kính 2R đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B song song với trục đối xứng của mặt bán cầu. Từ thông qua mạch bán cầu là
- A. 4πRB
- B. πRB
- C. 2πRB
- D. πRB
Câu 20: Một cuộn dây có 400 vòng điện trở 4Ω, diện tích mỗi vòng là 30cm đặt cố định trong từ trường đều, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng tiết diện cuộn dây. Tốc độ biến thiên cảm ứng từ qua mạch là bao nhiêu để cường độ dòng điện trong mạch là 0,3A
- A. 0,5 T/s
- B. 1 T/s
- C. 2 T/s
- D. 4 T/s
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 10: Đoạn mạch chứa nguồn điện. Ghép các nguồn điện thành bộ (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 11 Bài tập cuối chương V
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 22: : Lực Lo-ren-xo
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 7: Mắt. Các dụng cụ quang (P4)
- Trắc nghiệm Vật lí 11 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 19: Từ trường
- Trắc nghiệm Vật lí 11 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 2: Dòng điện không đổi (P4)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 33: Kính hiển vi
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông (P1)