7 đới khí hậu chính trên trái đất Ôn tập Địa 10

169 lượt xem

7 đới khí hậu chính trên trái đất được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi kèm theo kiến thức mở rộng về quy luật địa đới và ví dụ minh họa. Để tìm hiểu hơn, các em tham khảo nội dung chi tiết bài dưới đây nhé.

Trả lời câu hỏi: 7 đới khí hậu chính trên trái đất

Các đới khí hậu chính trên Trái Đất: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.

Kiến thức tham khảo về Quy luật địa đới

1. Quy luật địa đới là gì?

- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.

- Nguyên nhân: Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương, núi cao.

2. Biểu hiện của quy luật

a. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất

Các vòng đai

Vị trí

Giữa các đường đẳng nhiệt

Khoảng vĩ tuyến

Nóng

200C của 2 bán cầu

300B đến 300N

Ôn hòa

200C và 100C của tháng nóng nhất

300 đến 600 ở cả hai bán cầu

Lạnh

Giữa 100 và 00 của tháng nóng nhất

Ở vòng đai cận cực của 2 bán cầu

Băng giá vĩnh cửu

Nhiệt độ quanh năm dưới 00C

Bao quanh cực

b. Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất

- Các đai khí áp: Gồm 7 khí áp (áp thấp xích đạo, 2 áp thấp ôn đới, 2 áp cao cận chí tuyến, 2 áp cao cực).

- Các đới gió: Gồm 6 đới gió (2 mậu dịch, 2 ôn đới, 2 đông cực).

c. Các đới khí hậu trên Trái Đất

- Có 7 đới khí hậu chính:

+ Đới khí hậu cực.

+ Đới khí hậu cận cực.

+ Đới khí hậu ôn đới.

+ Đới khí hậu cận nhiệt.

+ Đới khí hậu nhiệt đới.

+ Đới khí hậu cận xích đạo.

+ Đới khí hậu xích đạo.

d. Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật

- Có 10 nhóm đất từ cực đến xích đạo: Băng tuyết; Đất đài nguyên; Đất pôtdôn; Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; Đất đỏ nâu, rừng và cây bụi lá cứng; Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; Đất đỏ, nâu đỏ xavan; Đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.

- Có 10 kiểu thảm thực vật từ cực đến xích đạo: Hoang mạc lạnh; Đài nguyên; Rừng lá kim; Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; Rừng cận nhiệt ẩm; Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; Hoang mạc, bán hoang mạc; Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; Xavan, cây bụi; Rừng nhiệt đới, xích đạo.

- Phân bố tuân thủ theo quy luật địa đới.

3. Ví dụ chứng minh địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần địa lí.

- Địa đới là quy luật phổ biến cùa các thành phần địa lí. Hầu hết các thành phần địa lí như: đai khí áp, gió, nhiệt, khí hậu, đất, thực vật… đều phân bố tuân theo quy luật địa đới..

- Trên Trái Đất cỏ bảy đai khí áp: một áp thấp Xích đạo, hai áp cao chí tuyến, hai áp thấp ôn đới, hai áp cao cực đới.

- Có tất cà sáu đới gió, trên mồi bán cầu từ Xích đạo về cực có: gió Mậu dịch, gió Tây ôn dới, gió Đông cực đới.

- Trên mỗi bán cầu có bảy đới khí hậu, tính từ Xích đạo về cực có: đới khí hậu Xích dạo, cận Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đói, ôn đới, cận cực và đới khí hậu cực.

- Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất cũng tuân theo quy luật dịa đới.

- Các kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo ở bán cầu Bắc: Đài nguyên;-rừng lá kim; rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới; thào nguyên; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc và bán hoang mạc; xavân, cây bụi; rừng nhiệt đới, Xích đạo.

- Các nhóm đất từ cực về Xích đạo ở bán cầu Bắc: đất đài nguyên; pôt-dôn; nâu và xám; đen, hạt dè; đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đỏ nâu; xám; đỏ và nâu đỏ; đỏ vàng (feralit).

- Ở bán cầu Nam, các thảm thực vật và nhóm đất cũng tuân theo quy luật địa dới nhưng ít chùng loại hơn (không có đất và thực vật đài nguyên, đất pốl-dôn và rừng lá kim).

7 đới khí hậu chính trên trái đất được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần kiến thức này sẽ giúp các em củng cố kiến thức môn Địa lí 10, đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Ngữ văn, Toán, Sinh học, Hóa học....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

Cập nhật: 22/07/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội