Bài 10: Các nước Tây Âu
58 lượt xem
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Tây Âu đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Tiêu biểu là sự liên kết các nước Tây Âu trong tổ chức liên minh (EU). Và sau đây, KhoaHoc xin giới thiệu với các bạn bài học “các nước Tây Âu”.
Nội dung bài viết gồm có 2 phần:
- Kiến thức trọng tâm
- Hướng dẫn giải bài tập sgk.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Tình hình chung
* Kinh tế:
- Sau chiến tranh, các nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề.
- Năm 1948, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch Mác San”.
=> Kinh tế Tây Âu phục hồi nhanh chóng nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
* Chính trị:
- Đối nội
- Thu hẹp các quyền tự do dân chủ
- Xóa bỏ những cải cách tiến bộ
- Ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ.
- Đối ngoại:
- Tiến hành chiến tranh xâm lược
- Tham gia khối quân sự NATO
- Chạy đua vũ trang
* Nước Đức:
- Sau chiến tranh bị chia cắt thành 2 nước đối đầu nhau: Cộng hòa Liên Bang Đức (9/1949) và cộng hòa dân chủ Đức (10/1949)
- Ngày 3/10/1990, nước Đức thống nhất trở lại.
II. Sự liên kết khu vực
- Nguyên nhân:
- Có chung nền văn minh, kinh tế không có sự cách biệt nhau lắm, có quan hệ mật thiết từ lâu đời.
- Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
- Qúa trình liên kết:
- 4/1951 cộng đồng than, thép Châu Âu thành lập gồm có 6 nước.
- 3/1957: 6 nước trên thành lập “cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “cộng đồng kinh tế châu Âu”.
- 7/1967: Ba cộng đồng trên sát nhập lại với nhau thành cộng đồng châu Âu.
- 12/1991: Đổi tên là liên minh châu Âu.
- Năm 2007, có 27 thành viên.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau năm 1945 là gì?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỔI BÀI HỌC
Câu 1: Hãy cho biết những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu?
Câu 2: Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Xem thêm bài viết khác
- Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong công việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957)
- Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu ở các đô thị và chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?
- Giải bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước và thế giới như thế nào?
- Giải bài 30 lịch sử 9: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975)
- Hãy nêu những biểu hiện của tình trạng “chiến tranh lạnh” và hậu quả của nó?
- Hãy trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị...?
- Tại sao có thể nói: “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
- Lập bảng các niên đại và sự kiện lịch về thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của nhân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp từ tháng 12-1946 đến tháng 7-1954.
- Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương?
- Mặt trận Việt Minh ra đời có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật, cứu nước?
- Nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản...