Dựa vào lược đồ (hình 47), trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
Trang 112 sgk lịch sử 9
Dựa vào lược đồ (hình 47), trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
Bài làm:
16/9/1950, chiến dịch bắt đầu, ta tiến công cụm cứ điểm Đông khê. Sáng ngày 18/9/1950, ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông khê, đẩy địch vào tình thế nguy khốn: Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, thế phòng thủ trên đường số 4 lung lay.
Mất Đông khê, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng bằng kế hoạch ‘’hành quân kép”: một cánh quân đánh lên Thái nguyên để thu hút chủ lực của ta, một cánh quân khác từ Thất khê tiến lên chiếm lại Đông khê để đón quân từ Cao Bằng về.
Đoán trước ý định của địch, quân ta mai phục, kiên nhẫn chờ đánh quân tiếp viện. Từ 1 đến 8/ 10/1950, quân ta liên tục chặn đánh địch, diệt gọn 2 binh đoàn, làm sụp đổ hoàn toàn kế hoạch rút quân của địch.
Từ 10 đến 22/10/1950, địch phải rút khỏi đường số 4: Thất Khê, Na Sầm, Đồng đăng, lạng Sơn, Đình Lập. Đến 23/10/1950 chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi.
Xem thêm bài viết khác
- Trước ngày 19-12-1946, thực dân Pháp đã có những hành động gì nhằm đẩy nhanh tới chiến tranh?
- Chính phủ ta ký với Pháp hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) nhằm mục địch gì?
- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trong thời gian gần đây có những thành tựu nào quan trọng đáng chú ý?
- Qúa trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào?
- Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kĩ thuật
- Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925)
- Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện của nhân dân ta được đẩy mạnh như thế nào?
- Dựa vào lược đồ (hình 45) trình bày diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
- Những sự kiện nào chứng tỏ từ sau chiến thắng Biên giới thu đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyên sang giai đoạn mới.
- Bài 9: Nhật Bản
- Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945?