Bài 9: Nhật Bản
Từ một nước bại trận, chiến tranh bị tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành một siêu cường kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Từ sự phát triển “thần kì”của đất nước “mặt trời mọc”, các quốc gia đang phát triển có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mình.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Kiến thức trọng tâm
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. Kiến thức trọng tâm
- Là một quần đảo bao gồm 4 đảo lớn: Hôc-cai-đô;Hôn-xiu; Xi-cô-cuư; Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.
- Dân số:127 triệu nguười (đứng thứ 10 trên thế giới).
- Diện tích : 377.000 Km2 ;
I. Tình hình Nhật bản sau chiến tranh
1. Hoàn cảnh
- Nhật là nuớc bại trận, bị quân đội nuớc ngoài chiếm đóng
- Mất hết thuộc địa;
- Kinh tế bị tàn phá nặng nề
- Khó khăn bao trùm đất nưuớc.
2. Cải cách dân chủ:
Dưới chế độ quân quản của Mĩ, các cải cách dân chủ được tiến hành.
- Ban hành hiến pháp mới (1946)
- Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt.
- Trừng trị tội phạm chiến tranh.
- Giải giáp các lực lưuợng vũ trang.
- Thanh lọc phần tử phát xít ra khỏi chính phủ.
- Ban hành các quyền tự do dân chủ.
- Thủ tiêu chế độ quân phiệt phát xít.
- Cải cách ruộng đất.
- Giải thể các công ty độc quyền lớn.
* Mục đích:
- Chuyển XH chuyên chế => XH dân chủ
- Thủ tiêu chế độ quân phiệt phát xít
- Tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển.
*Ý nghĩa:
- Đem lại luồng sinh khí mới cho nhân dân
- Là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
II- Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh:
1- Giai đoạn từ 1945 - 1950
- Kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp và lệ thuộc nặng nề vào Mĩ
2. Giai đoạn từ 1950 đến đầu những năm 90
a. Thành tựu:
- Nhật Bản là siêu cường kinh tế thứ 2 thế giới
- Một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
- Nhật Bản - phát triển thần kì
b. Nguyên nhân phát triển
* Nguyên nhân khách quan:
- Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển.
- Áp dụng những thành tựu KHKT hiện đại.
- Nhờ cải cách dân chủ; chi phí quân sự thấp.
* Nguyên nhân chủ quan
- Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời…
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty
- Vai trò của Nhà nước: chiến lược phát triển, nắm bắt thời cơ và sự điều tiết cần thiết…
- Con người Nhật bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm
3. Giai đoạn từ đầu những năm 90 đến năm 2000
a. Tình hình kinh tế
- Suy thoái kéo dài
- Nhiều công ty bị phá sản, ngân sách thâm hụt
b. Nguyên nhân:
- Nghèo tài nguyên,
- Bị Mỹ, Tây Âu cạnh tranh ráo riết.
- Mất cân đối giữa các vùng miền, giữa công nghiệp và nông nghiệp.
- Dân số già
III. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh:
- Hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh
- Ngày 8/ 9/ 1951 " Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật" đuược ký kết.
- Nội dung:
- Chấp nhận đặt dưới ô bảo trợ hạt nhân của Mĩ.
- Cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật
- Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng, tập trung vào phát triển kinh tế đối ngoại.
- Nhật bản đang vuươn lên thành cuờng quốc chính trị tuương xứng với siêu cưuờng kinh tế.
* Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
- Ngày 21 tháng 9 năm 1973 Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản
- Năm 2002, xây dựng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài".
- Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu, là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Hãy nêu nội dung những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và ý nghĩa của chúng?
Câu 2: Nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?
Câu 3: Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỔI BÀI HỌC
Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 2: Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?
Xem thêm bài viết khác
- Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong công việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957)
- Giải bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935
- Những nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì?
- Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?
- Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi thành lập đã rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"?
- Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã phát triển qua ba chiến dịch lớn như thế nào?
- Hãy trình bày quá trình thực hiện, kết quả và ý nghĩa của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc nước ta (1953-1957)
- Hiện nay các nước châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong cuộc sống phát triển kinh tế, xã hội đất nước
- Hãy cho biết âm mưu của thực dân Pháp ở Đông Dương sau thất bại trong cuộc tiến công Việt Bắc thu đông 1947
- Giải bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 1945
- Giải bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời
- Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam như thế nào?