Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương?
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 86 sgk lịch sử 9
Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương?
Bài làm:
Nguyên nhân chung của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và binh biến Đô Lương
Dưới ách áp bức bóc lột của quân xâm lược nhân dân ta chịu cảnh lầm than, cực khổ. Mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Tuy nhiên, mâu thuẫn dân tộc lên đến đỉnh điểm. Chỉ cần có thời cơ nhân dân ta sẵn sàng nổi dậy khởi nghĩa.
Nguyên nhân cụ thể
1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27 – 9 – 1940)
Nguyên nhân:23/9/1940: Nhật đánh Lạng Sơn , Pháp thua , chạy qua châu Bắc Sơn.Nhân dân Bắc sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đã nổi dậy , ngày 27-9-1940 thành lập chính quyền cách mạng
2. Khởi nghĩa Nam Kỳ (23 - 11- 1940)
Nguyên nhân:
Binh lính người Việt Nam trong quân đội Pháp bất mãn vì bị Pháp điều đi biên giới Lào- Cam pu chia để chống Thái Lan .
Phong trào phản kháng của binh lính lan rộng , nhân dân cũng sẵn sàng nổi dậy
Tình thế rất cấp bách, Đảng bộ Nam Kỳ quyết định khởi nghĩa tuy chưa có sự chuẩn y của Trung ương .
3. Binh biến Đô Lương (23 - 11 - 1940)
Nguyên nhân:
Do phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đang ngày một lên cao, đã có tác động đến tinh thần giác ngộ của binh lính người Việt Nam trong quân đội Pháp
Binh lính ngừơi Việt ở Nghệ An bất bình về việc họ bị Pháp điều sang biên giới Lào – Thái Lan làm bia đỡ đạn.
Ý nghĩa:
Các cuộc khởi nghĩa đó là: những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc”
Tinh thần yêu nước của nhân dân và để lại bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích .
Bài học vể khởi nghĩa giành chính quyền phải được chuẩn bị chu đáo và đúng thời cơ.
Bài học về khởi nghĩa vũ trang , về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy trình bày diễn biến và ý nghĩa cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968)?
- Bài 4: Các nước châu Á
- Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hóa ra sao?
- Giải bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 -1946)
- Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì? Câu 2 trang 47 Sử 9
- Cuộc bãi công Ba Son ( 8 – 1925) có điểm gì mới trong phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Dựa vào lược đồ (hình 27) để trình bày chương trình khai thác Việt Nam lần thư hai của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào?
- Hãy nêu hậu quả của đường lối “ba ngọn cờ hồng” và “đạt cách mạng văn hóa vô sản” đối với Trung Quốc thời kì này?
- Hãy nêu những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945?
- Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Đảng và chính quyền cách mạng ở miền Nam đã có những chủ trương và biện pháp gì nhằm thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong năm đầu sau chiến tranh chống Mĩ thắng lợi?
- Hãy nêu những cơ sở hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa?