Bài 19: Khí áp và gió trên Trái đất
Mặc dù con người không cảm thấy sức ép của không khí trên Trái đất, nhưng nhờ khí áp kế, người ta vẫn đo được khí áp mặt đất. Khó bao giờ cũng chuyển động từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp, sinh ra gió. Trên bề mặt Trái đất có các loại gió thường xuyên thổi theo những hướng nhất định như Tín phong, gió Tây ôn đới…
A. Kiến thức trọng tâm
1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái đất.
- Khí áp:
- Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
- Đơn vị đo: mm thủy ngân
- Dụng cụ để đo khí áp là Khí áp kế, khí áp trung bình là :760 mm thủy ngân.
- Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất
- Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về 2 cực.
- Do sự xen kẻ nhau giữa lục địa và đại dương nên các đai khi áp không liên tục mà chia thành các khu riêng biệt.
2. Gió và các hoàn lưu khí quyển
- Gió:
- Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.
- Tín phong và gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất
- Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.
- Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ.
- Hoàn lưu khí quyển:
- Sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.
- Tín phong và gió Tây ôn đời tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái đất.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 58 sgk Địa lí 6
Quan sát hình 50 SGK, cho biết:
-Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ nào?
-Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ nào?
Trang 59 sgk Địa lí 6
Quan sát hình 51 SGK, cho biết:
-Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm, từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo, là gió gì?
-Cũng từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam, là loại gió gì?
Trang 59 sgk Địa lí 6
Dựa vào kiến thức đã học, giải thích:
- Vì sao Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo?
- Vì sao gió Tây ôn đối lại thổi từ khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 60 sgk Địa lí 6
Khí áp là gì? Tại sao có khí áp?
Câu 2: Trang 60 sgk Địa lí 6
Nguyên nhân nào đã sinh ra gió?
Câu 3: Trang 60 sgk Địa lí 6
Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió Tín phong, gió Tây ôn đới.
Câu 4: Trang 60 sgk Địa lí 6
Hãy vẽ vào vở: hình Trái Đất, các đai khí áp cao, khí áp thấp và các loại gió Tín phong, gió Tây ôn đới.
Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và trả lời câu hỏi bài 19 khí áp và gió trên Trái đất
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào hình 24 (trang 28 SGK Địa lý 6) hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn trong các ngày 22-6 và 22-12? Địa lí 6 trang 30
- Dựa vào kiến thức đã học, giải thích: Vì sao Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo?
- Địa Lý 6: Đề kiểm tra học kì 2 ( Phần 7)
- Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (góc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?
- Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa…
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp?
- Từ sự phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất? Địa lí 6 trang 30
- Dựa vào những kiến thức đã biết, hãy tính sư chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm trong hình 48.
- Dựa vào hình 58, hãy kể tên năm đới khí hậu trên Trái Đất.
- Dựa vào biểu đồ mưa của Thành phố Hồ Chí Minh ở hình 53 SGK, cho biết:
- Dựa vào bảng số liệu sau đây, hãy giải thích tại sao số ngày có ngày dài suốt 24 giờ lại tăng từ vòng cực đến cực? Địa lí 6 trang 30
- Khí áp là gì? Tại sao có khí áp?