Địa Lý 6: Đề kiểm tra học kì 2 ( Phần 7)
Đề có đáp án. Đề kiểm tra Địa lý 6 phần 7. Học sinh luyện đề bằng cách tự giải đề sau đó xem đáp án có sẵn để đối chiếu với bài làm của mình. Chúc các bạn học tốt
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. TRẮC NGHIỆM. ( 3 điểm)
I. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. ( 1 điểm)
Câu 1. Trường hợp nào sau đây sẽ có hiện tượng ngưng tụ hơi nước?
A. Nhiệt độ không khí thay đổi đột ngột
B. Nhiệt độ không khí tăng lên nhanh
C. Nhiệt độ không khí giảm xuống
D. Không khí đã bão hoà mà nhiệt độ giảm
Câu 2. Nằm trên cùng vĩ độ, so với một nơi tên đất liền thì một nơi trên biển sẽ có
A. Nhiệt độ thấp hơn
B. Nhiệt độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn tuỳ theo mùa
C. Cùng nhiệt độ
D. Nhiệt độ cao hơn
Câu 3. Để sản xuất các loại đồ gốm, đồ sứ …chúng ta cần khai thác loại khoáng sản
A. Nhiên liệu
B.Kim loại đen
C.Kim loại màu
D.Phi kim loại
Câu 4. Gọi là tầng đối lưu vì
A. Không khí trong tầng này luôn di chuyển
B.Không khí di chuyển theo chiều thẳng đứng
C.Không khí di chuyển thành luồng ngang
D.Không khí luôn đứng yên không di chuyển
II. Điền vào chỗ trống (…) những kiến thức phù hợp. (1.0 điểm)
Câu 1: Càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng ……………….(A), trong khi đó vĩ độ càng giảm thì nhiệt độ không khí càng ………………..(B)
Câu 2: Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các thành phần của không khí là…………………… ……(C), còn ………………………………..(D) tuy chiếm tỉ trọng rất nhỏ bé nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng, gây ra các hiện tượng mây, mưa, sấm, chớp.
III. Ghép tên các khối khí ở bên trái với các đặc điểm tương ứng ở bên phải.
Tên các khối khí | Ghép | Đặc điểm |
1. Khối khí nóng | 1 – …. | a. Thường có độ ẩm cao |
2. Khối khí lạnh | 2 – …. | b. Được hình thành ở các vùng có vĩ độ thấp |
3. Khối khí lục địa | 3 – …. | c. Được hình thành ở gần hai cực |
4. Khối khí đại dương | 4 – …. | d. Thường có độ ẩm thấp, khô khan |
B.TỰ LUẬN. (7.0 điểm)
Câu 1 ( 3 điểm): Sông là gì? Phân tích mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và chế độ nước chảy (thuỷ chế) của sông.
Câu 2 ( 3 điểm): Trình bày quá trình tạo thành mây, mưa? Sự phân bố lượng mưa trên thế giới có sự khác nhau như thế nào?
Câu 3 ( 1 điểm): Tại sao có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?
Xem thêm bài viết khác
- Bài 3: Tỉ lệ bản đồ
- Hãy vẽ một hình tròn tượng trưng cho Trái Đất và ghi trên đó: Cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam? Địa 6 trang 8
- Dựa vào hình 25 (trang 29 SGK Địa lý 6) cho biết: Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A’, B’ ở nửa cầu Nam vào ngày 22-6 và 22-12? Địa lí 6 trang 29
- Dựa vào biểu đồ hình 45, cho biết: Các thành phần của không khí. Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- Bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo)
- Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu lục địa và khí hậu đại dương?
- Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
- Tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?
- Dựa vào bảng lượng hơi nước tối đa trong không khí, em hãy cho biết lượng hoi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 10°c, 20°c, 30°c.
- Đáp án phần tự luận đề 7 kiểm tra học kì 2 địa lý 6
- Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa…