Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất
Địa hình bề mặt trái đất rất phức tạp. Đó là kết quả của sự tác động lâu dài và liên tục của hai lực đối nghịch nhau: Nội lực và ngoại lực. Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái đất thêm gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình. Để hiểu rõ hơn, KhoaHoc mời các bạn đến với bài học “Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất”.
Nội dung bài viết gồm có hai phần:
- Kiến thức trọng tâm
- Hướng dẫn giải bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Tác động của nội lực và ngoại lực:
a. Nội lực:
- Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất
- Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề
b. Ngoại lực:
- Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
- Tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.
=>Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, xảy ra đồng thời cùng lúc
2. Núi lửa và động đất:
a. Núi lửa:
- Là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất.
- Mác ma: Là những vật chất nóng chảy, nằm ở dưới sâu trong vỏ Trái Đất
b. Động đất:
- Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm sâu trong lòng đất, làm cho các lớp đá gần mặt đất rung chuyển
c. Tác hại của động đất và núi lửa:
- Chết người.
- Nhà cửa sập.
- Đường sá
- Cầu cống
- Công trình xây dựng
- Của cải thiệt hại.
- Biến đổi khí hậu ...
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 41 sgk Địa lí 6
Tại sao người ta lại nói rằng: Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
Câu 2: Trang 41 sgk Địa lí 6
Núi lửa đã gây tác hại nhiều cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống?
Câu 3: Trang 41 sgk Địa lí 6
Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?
Xem thêm bài viết khác
- Địa Lý 6: Đề kiểm tra học kì 2 ( Phần 8)
- Tại sao gọi là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh?
- Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?
- Nêu đặc điểm của khí hậu hàn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?
- Dựa vào bảng các khối khí, cho biết: Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành ở đâu?...
- Bình nguyên có mấy loại? Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ?
- Đáp án đề 9 kiểm tra học kì 2 địa lý 6
- Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- Bài 2
- Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời
- Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ? Địa 6 trang 7
- Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ