Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi. Để nắm chi tiết và cụ thể hơn, KhoaHoc mời các bạn đến với bài “dân số và gia tăng dân số”.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Số dân
- Việt Nam là quốc gia đông dân (hơn 90 triệu người – 2014), đứng thứ 3 ở Đông Nam Á , thứ 8 ở Châu Á và thứ 14 trên thế giới.
2. Gia tăng dân số
- Từ những năm 50 trở lại đây, nước ta bắt đầu có hiện tượng “ bùng nổ dân số” và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX.
- Năm 2002, dân số là 79,7 triệu người
- Năm 2009, dân số là 85,7 triệu người
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa đồng bằng và miền núi, thành thị với nông thôn.
- Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm.
3. Cơ cấu dân số
- Theo giới tính
- Tỉ lệ giới tính là số nam so với 100 nữ
- Tỉ lệ giới tính ở Việt Nam đang có sự thay đổi (hiện nay 115 nam/ 100 nữ).
- Theo độ tuổi
- Cơ cấu độ tuổi cũng đang có sự thay đổi, nó được biểu hiện trên tháp dân số.
- Độ tuổi 0 – 14 giảm
- Độ tuổi từ 15 trở lên tăng.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 7 sgk Địa lí 9
Quan sát hình 2.1, nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giám nhưng số dân vẫn tăng nhanh?
Trang 8 sgk Địa lí 9
Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta?
Trang 8 sgk Địa lí 9
Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước?
Trang 9 sgk Địa lí 9
Dựa vào bảng 2.2 hãy nhận xét :
- Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999?
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 10 sgk Địa lí 9
Dựa vào hình 2.1 hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta?
Các vùng | Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số |
Cả nước +Thành thị +Nông thôn | 1,43 1,12 1,52 |
- Trung du và miền núi Bắc Bộ +Tây Bắc +Đông Bắc - Đồng bằng sông Hồng - Bắc Trung Bộ - Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên - Đông Nam Bộ - Đồng bằng sông Cửu Long | 2,19 1,30 1,11 1,47 1,46 2,11 1,37 1,39 |
Câu 2: Trang 10 sgk Địa lí 9
Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu dân số nước ta?
Câu 3: Trang 10 sgk Địa lí 9
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Năm Tỉ suất | 1979 | 1999 |
Tỉ suất sinh | 32,5 | 19,9 |
Tỉ suất tử | 7,2 | 5,6 |
- Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét?
- Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ỏ nước ta thời kì 1979 – 1999?
Xem thêm bài viết khác
- Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp?
- Dựa vào hình 23.1 và hình 23.2 hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn.
- Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2)
- Tìm trên hình 38.2 các đảo và quần đảo lớn ở nước ta.
- Dựa vào Atlat địa lí và kiến thức đã học, em hãy nhận xét sự phân bố dân cư và đô thị của vùng đồng bằng sông Hồng?
- Dựa vào hình 14.1, hãy xác định các tuyến đường bộ xuất phát từ thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh?
- Dựa vào bảng 2.2 hãy nhận xét : Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999?
- Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
- Dựa vào hình 35.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
- Bài 16: Thực hành vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế
- Bài 19: Thực hành đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ