Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ
Khi sử dụng bản đồ, chúng ta thường bắt gặp các kí hiệu bản đồ. Đó chính là cái để chúng ta dễ dàng nhận biết được các đối tượng trong bản đồ. Và để hiểu rõ hơn về các kí hiệu đó, mời các bạn cùng đến với bài học kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
A. Kiến thức trọng tâm
1.Các loại kí hiệu bản đồ.
* Khái niệm kí hiệu bản đồ: Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc…dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
* Phân loại kí hiệu bản đồ: Gồm có 3 loại
- Kí hiệu điểm: Thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình.
- Kí hiệu đường: Đúng với tỉ lệ bản đồ
- Kí hiệu diện tích: Tương đối đúng với tỉ lệ bản đồ.
* Phân dạng kí hiệu: Gồm có 3 dạng
- Kí hiệu hình học
- Kí hiệu chữ
- Kí hiệu tượng hình.
- Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước
- Bảng chú giải là bảng giải thích nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu có trên bản đồ.
2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- Ngoài sử dụng thang màu người ta còn sử dụng đường đồng mức để biểu hiện địa hình.
- Khi các đường đồng mức càng gần thì địa hình càng dốc.
- Đối với cách thể hiện địa hình thang màu thì người ta quy định như sau:
- Từ 0 đến 200m là màu xanh lá cây
- Từ 200 đến 500m là màu vàng hay hồng nhạt
- Từ 500 đến 1000m là màu đỏ
- Từ 2000m trở lên là màu nâu….
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 18 - sgk Địa lí 6
Quan sát hình 14, hãy kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu: Điểm, đường và diện tích?
Trang 19 - sgk Địa lí 6
Quan sát hình 16 cho biết:
+ Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?
+ Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn phía Đông và phía Tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 19 - sgk Địa lí 6
Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?
Câu 2: Trang 19 - sgk Địa lí 6
Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào?
Câu 3: Trang 19 - sgk Địa lí 6
Khi quan sát các đường đồng mức, biểu hiện độ dốc của hai sườn núi ở hình 16, tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn?
=> Trắc nghiệm địa lí 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ
Xem thêm bài viết khác
- Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào? Địa lí 6 trang 19
- Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất
- Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất.
- Hãy ghi tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên bản đồ hình 12? Địa lí 6 trang 17
- Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 22 các đới khí hậu trên Trái đất
- Tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?
- Địa hình núi đá vôi có những đặc điểm gì?
- Địa Lý 6: Đề kiểm tra học kì 2 ( Phần 12)
- Dựa vào hình 22, cho biết ở Bắc bán cầu, các vật chuyển động theo hướng từ P đến N và từ O đến S bị lệch về phía bên phải hay bên trái? Địa lí 6 trang 23
- Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa…
- Dựa vào hình 26 (trang 31 SGK Địa lý 6) và bảng ở trang 32, hãy trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất?
- Đáp án phần tự luận đề 7 kiểm tra học kì 2 địa lý 6