Bài 15: Các mỏ khoáng sản
Khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia. Hiện nay, nhiều khoáng sản trở thành nguồn nguyên nhiên liệu không thể thay thế của ngành công nghiệp quan trọng. Vậy khoáng sản là gì và chúng được hình thành như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giải đáp giúp bạn vấn đề đó.
Nội dung bài viết gồm có 2 phần:
- Kiến thức trọng tâm
- Hướng dẫn giải bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Các loại khoáng sản
a. Khái niệm:
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên từ các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
b. Phân loại:
Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia làm 3 nhóm:
- Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt…
- Khoáng sản kim loại: sắt, Mangan, đồng, chì, kẽm….
- Khoáng sản phi kim loại: Muối mỏ, A –pa –tit, đá vôi…
2. Các mỏ khoáng sản nôi sinh và ngoại sinh
a. Khái niệm:
- Mỏ khoáng sản là những nơi tập trung khoáng sản.
b. Phân loại:
- Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực (quá trình mắc – ma)
- Ví dụ: Vàng, đồng, chì…
- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh là các mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hóa, tích tụ…)
- Ví dụ: than đá, dầu mỏ, đá vôi, cao lanh…
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 49 sgk Địa lí 6
Dựa vào bảng trang 49, em hãy kể tên một số khoáng sản và nêu công dụng của chúng.
Trang 49 sgk Địa lí 6
Nêu tên một số khoáng sản ở địa phương em?
Trang 49 sgk Địa lí 6
Tại sao gọi là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 50 sgk Địa lí 6
Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
Câu 2: Trang 50 sgk Địa lí 6
Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng?
Câu 3: Trang 50 sgk Địa lí 6
Qúa trình hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh khác nhau như thế nào?
Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 15 các mỏ khoáng sản
Xem thêm bài viết khác
- Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng?
- Tìm trên bản đồ thế giới đồng bằng của sông Nin (châu Phi), sông Hoàng Hà (Trung Quốc) và sông Cửu Long (Việt Nam)?
- Khí áp là gì? Tại sao có khí áp?
- Khoảng cách 1cm trên bản đồ có tỉ lệ 1: 2.000.000 bằng bao nhiêu Km trên thực địa? Địa lí 6 trang 12
- Bài 17: Lớp vỏ khí
- Dựa trên bản đồ hình 20 và cho biết: Khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ? Địa lí 6 trang 22
- Dựa vào hình 2, hãy cho biết độ dài bán kính và đường Xích đạo của Trái Đất? Địa 6 trang 7
- Hãy chỉ nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, các vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam trên quả địa cầu hoặc trên hình 3? Địa 6 trang 8
- Dựa vào hình 58, hãy kể tên năm đới khí hậu trên Trái Đất.
- Dựa vào bảng sau: Lượng mưa của Thành phố Hồ Chí Minh trong năm
- Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu? Địa lí 6 trang 14
- Tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?