Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
Như chúng ta đã biết, Trái Đất chỉ là một hành tinh nhỏ trong hệ mặt trời. Tuy nhiên nó lại là thiên thể duy nhất trong hệ mặt trời có sự sống. Chính vì vậy, con người luôn tìm cách để khám phá nó. Vậy Trái Đất có gì đặc biệt, mời các bạn cùng đến với bài vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời
- Hệ mặt trời gồm có 8 hành tinh: Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.
- Theo đó, Trái Đất nằm ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần của hệ Mặt Trời.
=> Vị trí thứ ba của Trái Đất là một trong những điều kiện rất quan trọng để góp phần nên trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong Hệ Mặt Trời.
2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến.
a, Hình dạng: Trái Đất có dạng hình cầu.
b, Kích thước
Trái Đất có kích thước rất lớn.
- Có bán kính rộng 6370 km
- Đường xích đạo 40078 km
- Diện tích: 510 triệu km2
c. Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến
*Khái niệm:
- Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau.
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến 0 độ qua đài thiên văn Grinuyt nước Anh.
- Vĩ tuyến là những đường thẳng vuông góc với kinh tuyến có đặc điểm song song với nhau và độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực.
- Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo, đánh số 0 độ.
* Tác dụng: Đường kinh tuyến và vĩ tuyến dùng để xác định mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 6 - SGK Địa 6
Quan sát hình 1, em hãy kể tên tám hành tinh trong hệ Mặt Trời và cho biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
Trang 7 - SGK Địa 6
Dựa vào hình 2, hãy cho biết độ dài bán kính và đường Xích đạo của Trái Đất?
Trang 7 - sgk Địa 6
Hãy cho biết các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường gì? Những vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường gì?
Trang 7 - sgk Địa 6
Hãy xác định trên quả địa cầu đường kinh tuyến gốc và đường vĩ tuyến gốc?
Trang 7 - sgk Địa 6
Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?
Trang 8 - sgk Địa 6
Hãy chỉ nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, các vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam trên quả địa cầu hoặc trên hình 3?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 8 - sgk Địa 6
Trên quả địa cầu, nếu cứ cách 10 độ, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? Nếu cách 10 độ, ta vẽ một vĩ tuyến thì sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam?
Câu 2: Trang 8 - sgk Địa 6
Hãy vẽ một hình tròn tượng trưng cho Trái Đất và ghi trên đó: Cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam?
=> Trắc nghiệm địa lí 6 bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào kiến thức đã học, giải thích: Vì sao Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo?
- Hãy quan sát hình 27 và chỉ ra những chỗ tiếp xúc của các địa mảng?
- Quan sát hình 35, cho biết: các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào?
- Giả sử có một ngày ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 20 độ C, lúc 13 giờ được 24 độ C và lúc 21 giờ được 22 độ C.
- Quan sát hình 1, em hãy kể tên tám hành tinh trong hệ Mặt Trời và cho biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
- Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Lượng mưa trong năm ở đới này là bao nhiêu?
- Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m?
- Quan sát hình 14, hãy kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu: Điểm, đường và diện tích? Địa lí 6 trang 18
- Tổng hợp câu hỏi ôn tập và trả lời câu hỏi bài 19 khí áp và gió trên Trái đất
- Dựa vào biểu đồ mưa của Thành phố Hồ Chí Minh ở hình 53 SGK, cho biết:
- Đáp án phần tự luận đề 11 kiểm tra học kì 2 địa lí 6
- Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm tầng đối lưu.