Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 20 hơi nước trong không khí. Mưa
Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 20 hơi nước trong không khí. Mưa
Bài làm:
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích tại sao không khí bao giờ cũng chứa hơi nước?
Trả lời:
Trong không khí bao giờ cũng chứa hơi nước vì do hiện tượng bốc hơi của nước trong các biển, hồ, ao, sông ngòi…Đây là nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển. Ngoài ra, một phần hơi nước còn do động, thực vật thải ra kể cả con người.
Câu 2: Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng chứa hơi nước của không khí?
Trả lời:
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ hơi nước càng cao thì lượng hơi nước càng chứa được nhiều.
Tuy nhiên, sức chứa đó cũng có hạn. Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa, ta nói là không khí đã bão hòa hơi nước. Nó không thể chứa thêm được nữa.
Ví dụ: Ở nhiệt độ 10 độ C lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được là 5g/.
Câu 3: Khi nào xuất hiện sự ngưng tụ? Khi không khí xuất hiện sự ngưng tụ sẽ gây ra hiện tượng gì?
Trả lời:
Sự ngưng tụ xuất hiện khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hay do tiếp xúc với một số khối khí lạnh thì hơi nước trong không khí sẽ đọng lại thành hạt nước.
Sự ngưng tụ gây ra các hiện tượng mây, mưa, sương….
Câu 4: Em hãy nêu nguyên nhân gây ra mưa?
Trả lời:
Nguyên nhân gây ra mưa là do khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.
Câu 5: Tính lượng mưa trung bình của TP.HCM trong năm 2016 và nêu nhận xét?
Trả lời:
Nhận xét:
Quan sát biểu đồ hình 53 ta thấy:
- Lượng mưa trong các tháng ở TP HCM năm 2016 không đồng đều.
- Tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 9. Lượng mưa khoảng 330mm
- Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2. Lượng mưa khoảng 4mm
- Mùa mưa ở TP.HCM bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Câu 6: Hãy trình bày sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất?
Trả lời:
Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo lên cực. Cụ thể là:
- Khu vực hai bên đường xích đạo, có lượng mưa nhiều, từ 1000 – 2000 mm
- Khu vực có vĩ độ cao, nằm giữa vĩ tuyến 30 – 40 độ ở hai nửa cầu có lượng mưa trung bình dưới 200mm
Xem thêm bài viết khác
- Tại sao vào mùa hạ: Những miền gắn biển có không khí mát hơn đất liên. Ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
- Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vòng đai nhiệt nào?
- Hãy tìm điểm C trên hình 11. Đó là chỗ gặp nhau của đường kinh tuyến và vĩ tuyến nào? Địa lí 6 trang 15
- Địa Lý 6: Đề kiểm tra học kì 2 ( Phần 11)
- Dựa vào hình 2, hãy cho biết độ dài bán kính và đường Xích đạo của Trái Đất? Địa 6 trang 7
- Với quả địa cầu và ngọn đèn trong bóng tối, em hãy chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất? Địa lí 6 trang 24
- Quan sát hình 34 hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi (3) khác với cách tính độ cao tương đối (1) và (2) của núi như thế nào?
- Dựa vào hình 25 (trang 29 SGK Địa lý 6) cho biết: Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A’, B’ ở nửa cầu Nam vào ngày 22-6 và 22-12? Địa lí 6 trang 29
- Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
- Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người?
- Dựa vào hình 24 (trang 28 SGK Địa lý 6) cho biết vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau? Địa lí 6 trang 28
- Tổng hợp câu hỏi ôn tập và trả lời câu hỏi bài 19 khí áp và gió trên Trái đất