Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
Trái đất có nhiều cách vận động khác nhau. Trong đó, vận động tự quay quanh trục là nguyên nhân khiến cho Trái Đất xảy ra hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở mọi nơi…Và để tìm hiểu sâu hơn về sự vận động tự quay này, mời các bạn cùng đến với bài sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
A.Kiến thức trọng tâm
1. Sự vận động của Trái Đất quay quanh trục.
- Trái Đất quay từ Tây sang Đông với độ ngiêng 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo.
- Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ
- Người ta chi bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng đó gọi là giờ khu vực.
- Giờ gốc(GMT) khu vực có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa làm khu vực giờ gốc và đánh số 0 (giờ quốc tế)
- Phía Đồn có giờ sớm hơn giờ phía Tây
- Kinh tuyến 180 là đường đổi ngày quốc tế.
2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
a. Hiện tượng ngày đêm
- Do Trái Đất dạng hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa. Do đó, nửa được chiếu sáng sẽ là ban ngày, nửa bị che khuất nằm trong bóng tối là ban đêm.
- Nhờ sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông mà khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
b. Do sự vận đông tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.
- Bán cầu Bắc: Lệch bên phải
- Bán cầu Nam: Lệch bên trái
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 21 - sgk Địa lí 6
Quan sát hình 19 và cho biết:
- Trái đất tự quanh quanh trục theo hướng nào?
- Thời gian Trái đất tự quay một vòng quanh trục trong một ngày một đêm được quy ước là bao nhiêu giờ?
Trang 22 - sgk Địa lí 6
Dựa trên bản đồ hình 20 và cho biết:
- Khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ?
- Tại sao hàng ngày, chúng ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao trên bầu trời chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây?
Trang 23 - sgk Địa lí 6
Dựa vào hình 22, cho biết ở Bắc bán cầu, các vật chuyển động theo hướng từ P đến N và từ O đến S bị lệch về phía bên phải hay bên trái?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 24 - sgk Địa lí 6
Sự phân chia bề mặt Trái đất 24 khu vực có thuận lợi gì về mặt sinh hoạt và đời sống?
Câu 2: Trang 24 - sgk Địa lí 6
Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên Trái Đất?
Câu 3: Trang 24 - sgk Địa lí 6
Với quả địa cầu và ngọn đèn trong bóng tối, em hãy chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất?
=> Trắc nghiệm địa lí 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
Xem thêm bài viết khác
- Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm tầng đối lưu.
- Trên quả Địa cầu, hãy tìm các điểm có toạ độ địa lí sau: 80°Đ và 30°N; 120°Đ và 10°N? Địa lí 6 trang 17
- Trên quả địa cầu, nếu cứ cách 10 độ, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? Nếu cách 10 độ, ta vẽ một vĩ tuyến thì sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam? Địa 6 trang 8
- Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 22 các đới khí hậu trên Trái đất
- Quan sát hình 13 (trang 17 SGK Địa lý 6), cho biết các hướng đi từ O đến các điểm A, B, C, D? Địa lí 6 trang 17
- Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Lượng mưa trong năm ở đới này là bao nhiêu?
- Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?
- Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng?
- Dựa vào hình 24 (trang 28 SGK Địa lý 6) cho biết: Vào ngày 22-6 (hạ chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì? Địa lí 6 trang 28
- Quan sát hình 16 cho biết: Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét...? Địa lí 6 trang 19
- Hãy vẽ một hình tròn tượng trưng cho Trái Đất và ghi trên đó: Cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam? Địa 6 trang 8
- Dựa vào hình 26 (trang 31 SGK Địa lý 6) và bảng ở trang 32, hãy trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất?