Các tác phẩm trọng tâm trong chương trình ngữ văn 7 kì 2
14 lượt xem
Các tác phẩm trọng tâm trong chương trình ngữ văn 7 kì 2
Bài làm:
1. Tục ngữ và tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất và tục ngữ về con người và xã hội
- Khái niệm: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Nội dung: Phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất
- Nghệ thuật: Lối nói ngắn gọn, có vần, nhịp điệu và rất giàu hình ảnh
- Những câu tục ngữ này là "túi khôn" của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát
=> Xem thêm
- Tục ngữ về con người và xã hội
- Nội dung: Tôn vinh giá trị con người; đưa nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có
- Nghệ thuật: Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ; hàm súc về nội dung
=> Xem thêm
2. Chèo
Thể loại chèo
- Chèo: loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn được gọi là chèo sân đình. Nó được này sinh và phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ
- Tích truyện được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm. Nó đề cao đạo đức, tài năng của con người, thông cảm với số phận nhân vật kịch, châm biếm, đả kích trực tiếp những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến.
- Nhân vật truyền thống: thư sinh nho nhã, nữ chính đức hạnh, nết na; nữ lệch lẳng lơ, mụ ác tàn nhẫn, độc địa; hề chèo...
- Nhân vật chèo khi bước ra sân khấu phải tự xưng danh rồi mới bước vào diễn tích. Tính chất ước lệ và cách điệu của chèo thể hiện rất cao qua nghệ thuật hóa trang, hát, múa của các nhân vật.
Vở chèo Quan Âm Thị Kính
- Được lấy tích từ truyện cổ tích Quan Âm Thị Kính
Nội dung vở chèo: Có thể chia làm 3 phần
- Phần 1: Án giết chồng: Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bât giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ.
- Phần 2: Án hoang thai: Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tỉnh lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm.
- Phần 3: Oan tình được giải - Thị Kính lên tòa sen: Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng "hóa", được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi "hóa", Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng
- Đoạn trích Nỗi oan hại chồng là phần 1 của vở chèo
=> Xem thêm
Các văn bản nghị luận
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Tác giả: Hồ Chí Minh, trích trong Báo cáo chính trị của Người tại Đại hội lần thứ II, tháng 2/1951 của Đảng Lao động Việt Nam.
- Vấn đề nghị luận: Tình yêu nước của nhân dân Việt Nam
- Phương pháp lập luận: Chứng minh
- Nội dung: làm sáng tỏ chân lí "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta"
- Nghệ thuật: Dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục; lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lí, lo-gic
=> Xem thêm
2. Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Tác giả: Đặng Thao Mai; trích trong phần đầu cùa bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.
- Vấn đề nghị luận: Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Phương pháp nghị luận: chứng minh kết hợp với giải thích
- Nội dung: Sự giàu có của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.
- Nghệ thuật: Lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ, toàn diện; bố cục rõ ràng, mạch lạc; giọng nghị luận sắc bén, đầy tính thuyết phục
=> Xem thêm
3. Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Tác giả: Phạm Văn Đồng, trích trong bài Chủ tịch Hồ Chí MInh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970)
- Vấn đề nghị luận: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Phương pháp nghị luận: chứng minh kết hợp với bình luận và giải thích
- Nội dung: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Sự giản dị ở Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
- Nghệ thuật: Chứng cứ cụ thể, nhận xét sâu sắc, bố cục mạch lạc, rõ ràng.
=> Xem thêm
4. Ý nghĩa văn chương
- Tác giả: Hoài Thanh
- Vấn đề nghị luận: Nguồn gốc, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử của nhân loại
- Phương pháp nghị luận: Giải thích kết hợp với bình luận
- Nội dung: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn
- Nghệ thuật: Lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực bằng những hình ảnh giàu sức gợi hình; giọng nghị luận giàu cảm xúc, luận điểm rõ ràng.
=> Xem thêm
Các tác phẩm truyện hiện đại
1. Sống chết mặc bay
- Tác giả: Phạm Duy Tốn
- Thể loại: truyện ngắn hiện đại
- Nội dung: truyện ngắn mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc
- Giá trị hiện thực: Sự đối lập hoàn toàn giữa quá trình vật lộn của nhân dân trước con nước lũ dữ dội, đánh đổi bằng cả sinh mạnh mình giữ đê với cuộc sống sa hoa, trụy lạc của bọn quan lại đương thời.
- Giá trị nhân đạo: Sự đau xót, thương cảm của tác giả trước cuộc sống khốn cùng của nhân dân. Đồng thời lên án thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của những kẻ là quan phụ mẫu.
- Nghệ thuật
- Sử dụng kết hợp phép tương phản và tăng cấp
- Ngôi kể thứ 3: khách quan, câu chuyện trở nên sinh động, chân thật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo
- Ngôn ngữ miêu tả, kể ngắn gọn, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.
=> Xem thêm
2. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
- Tác giả: Nguyễn Ái Quốc
- Hoàn cảnh ra đời: được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò - Hà Nội và sắp bị xử án, còn VA-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Tác phẩm được viết với mục đích cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
- Thể loại: truyện kí
- Nội dung: Vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất.
- Nghệ thuật:
- Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập nhằm khắc họa hai nhân vật: người anh hùng dân tộc Phan Bội Châu và kẻ phản bội đê hèn Va-ren
- Giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cay
=> Xem thêm
Văn bản nhật dụng: Ca Huế trên sông Hương
- Tác giả: Hà Ánh Minh, theo báo Người Hà Nội
- Thể loại: Bút kí
- Nội dung: Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa, âm nhạc thanh lịch và tao nhã, là một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
- Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, thấm đẫm chất thơ
- Nghệ thuật miêu tả sinh động
=> Xem thêm
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
- Sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
- Hãy so sánh với một số kết luận ở mục I.2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận
- Soạn văn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
- Soạn văn 7 tập 2 bài Ý nghĩa văn chương
- Soạn văn bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập 1 (chỉ ghi lại các bài văn xuôi)
- Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
- Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho câu tục ngữ: “Đi một ngày đằng, học một sàng khôn”
- Hãy nêu một tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản đề nghị và một tình huống
- Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt
- Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (bài 18) và cho biết luận điếm, luận cứ và lập luận trong bài. Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn ấy