Đảng và Chính phủ ta đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng?
Trang 98 sgk lịch sử 12
Đảng và Chính phủ ta đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng?
Bài làm:
Để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng Đảng và chính phủ ta đã thực hiện những biện pháp sau:
Ra lệnh tổng tuyền cử trong cả nước, tiến hành bầu cử Quốc hội và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam.
Để giải quyết nạn đói, đồng bào cả nước hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi gương Người, lập các hủ gạo cứu đói và không dùng gạo, ngô để nấu rượu, tổ chức “ngày đồng tâm” để có thêm gạo cứu đói.
Việc tăng gia sản xuất được đẩy mạnh.
Phong trào thi đua sản xuất được dấy lên ở khắp các địa phương. Diện tích ruộng đất hoang hóa nhanh chóng được gieo trồng các loại cây lương thực và hoa màu. Công nhân, bộ đội, cán bộ, viên chức nhà nước học sinh, trí thức, công thương v.v... tự nguyện tổ chức thành từng đoàn từng đội đi về nông thôn giúp nông dân đắp đê phòng lụt, khai hoang, phục hóa.
Chính quyền cách mạng còn tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân nghèo; chia lại ruộng công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ , ra thông tư giảm tô ; ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác.
Nhờ có những biện pháp tích cực trên đây, nạn đói đã được đẩy lùi.
Để xóa nạn mù chữ và nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân lao động, ngày 8 - 9 - 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nhà Bình dân học vụ và kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. Các cấp học đều phát triển mạnh. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới: theo tinh thần dân tộc và dân chủ.
Nhằm giải quyết những khó khăn về tài chính. Chính phủ kêu gọi tinh thần nguyện đóng góp của nhân dân. Hưởng ứng xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng" do Chính phủ phát động, đồng bào cả nước hăng hái đóng góp tiền của và vàng, bạc. Ngày 31 - 1 - 1946. Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam và đến ngày 23 - 11 - 1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
Xem thêm bài viết khác
- Trình bày những điểm tích cực và hạn chế của phong trào trên?
- Hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam kỳ và binh biến Đô Lương đã diến ra như thế nào?
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?
- Giải bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 1945
- Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kĩ thuật
- Sau hiệp định Pa-ri, lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam đã có sự thay đổi như thế nào?
- Những nguyên nhân nào làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm?
- Những nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì?
- Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương?
- Quân dân ta ở hai miền Nam- Bắc đã giành được những thắng lợi nào có ý nghĩa chiến lược về quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975)?
- Hãy trình bày những thành tựu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 – 1957) của nhân dân Trung Quốc?
- Cuộc tiến công chiến lược Đông -Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va như thế nào?