Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 72 sgk Lịch sử 9
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?
Bài làm:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) từ các nước tư bản đã nhanh lan sang các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có cả Việt Nam:
Tình hình kinh tế Việt Nam:
- Phụ thuộc vào nền kinh tế của Pháp nên chịu hậu quả nặng nề, nông nghiệp và công nghiệp suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, đắt đỏ.
Tình hình xã hội Việt Nam:
- Công nhân không có việc làm, số người thất nghiệp ngày càng một đông, số người còn việc làm thì tiền lương giảm
- Nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, ruộng đất nhanh chóng bị địa chủ thâu tóm.
- Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị điêu đứng, nhà buôn phải đóng cửa, viên chức bị sa thải, học sinh ra trường không có việc làm.
- Số đông tư sản dân tộc cũng rơi vào cảnh điêu đứng, gieo neo, sập tiệm, phải đóng cửa hàng.
Xem thêm bài viết khác
- Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám được thể hiện ở những điểm nào?
- Hãy trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị...?
- Bài 6: Các nước Châu Phi
- Giải bài 16: Hoạt động Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925
- Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hóa ra sao?
- Chính phủ ta ký với Pháp hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) nhằm mục địch gì?
- Bước vào thu động 1950, âm mưu của Pháp và Mỹ ở Đông Dương như thế nào?
- Cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện của nhân dân ta được đẩy mạnh như thế nào?
- Quân Pháp ở Đông Dương đã thất bại ra sao?
- Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong công việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957)
- Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh nghề trong những năm 1926 – 1927 đã có những điểm mới nào?
- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào trong đường lối đối ngoại?