Giải bài 23: Phản ứng hữu cơ
Dựa theo cấu trúc SGK hóa học 11, Tech 12h xin chia sẻ với các bạn bài: Phản ứng hữu cơ. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Phân loại phản ứng hữu cơ
1. Phản ứng thế
Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
- Ví dụ: CH4 + Cl2 →(askt) CH3Cl + HCl
2. Phản ứng cộng
Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.
- Ví dụ: C2H4 + Br2 → C2H4Br2
3. Phản ứng tách
Phản ứng tách là phản ứng trong đó một hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.
- Ví dụ: CH3 – CH2 – OH →(đk: H2SO4, 170oC) CH2 = CH2 + H2O
II. Đặc điểm của phản ứng hóa học trong hóa học hữu cơ
- Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra chậm, do các liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị phân cắt.
- Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp sản phẩm.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1. (Trang 105 /SGK)
Thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách? Cho thí dụ minh hoạ.
Câu 2. (Trang 105 /SGK)
Cho các phương trình hóa học của phản ứng:
a) C2H6 + Br2 →(đk: as) C2H5Br2 + HBr.
b) C2H4 + Br2 → C2H4Br2
c) C2H5OH + HBr →(đk: xt, to) C2H5Br H2O.
d) C6H14 →(đk: xt, to) C3H6 + C3H8.
e) C6H12 + H2 →(đk: xt, to) C6H14
g) C6H14 →(đk: xt, to) C2H6 + C4H8
1. Thuộc loại phản ứng thế là các phản ứng
A. a, b, c, d, e, g.
B. a, c.
C. d, e, g
D. a, b, c, e, g.
2. Thuộc loại phản ứng cộng là các phản ứng
A. a, b, c, d, e, g
B. a, c.
C. d, e, g
D. b, e.
3. Thuộc loại phản ứng tách là các phản ứng
A. d, g
B. a, c
C. d, e, g
D. a, b, c, e, g.
Câu 3. (Trang 105 /SGK)
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
Phản ứng nào thuộc loại phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách?
Câu 4. (Trang 105 /SGK)
Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh.
B. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.
C. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và chỉ theo một hướng xác định.
D. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.
Xem thêm bài viết khác
- Đề thi Olympic lớp 11 môn Hóa học Sở GD&ĐT Quảng Nam
- Giải câu 3 bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ. Công thức phân tử và công thức cấu tạo
- Giải câu 8 bài 35 Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác sgk Hóa học 11 trang 160
- Giải câu 3 bài 31: Luyện tập : Anken và ankađien sgk Hóa học 11 trang 138
- Giải câu 4 bài 7: Nitơ
- Giải bài 38 hoá 11: Hệ thống hóa về hidrocacbon sgk trang 171
- Giải câu 8 bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ. Công thức phân tử và công thức cấu tạo
- Giải câu 1 bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ
- Giải bài 47 hóa 11: Bài thực hành số 6: Tính chất của andehit và axit cacboxylic sgk trang 214
- Giải bài 29: Anken sgk Hóa học trang 126
- Giải câu 3 bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
- Giải câu 3 bài 32 Ankin sgk Hóa học 11 trang 145