Giải Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

19 lượt xem

Vi sinh vật có đặc điểm nổi trội là sinh trưởng và sinh sản nhanh. Vậy tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật như thế nào? Quá trình sinh trưởng của quần thể vi sinh vật diễn ra như thế nào? Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài 25.

A. Lý thuyết

I. Khái niệm sinh trưởng

  • Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể
  • Thời gian thế hệ là thời gian từ khi tế bào sinh ra đến khi tế bào phân chia hoặc số lượng tế bào quần thể tăng gấp đôi

II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn

1. Nuôi cấy không liên tục

  • Tính số tế bào: Nt = N0 . 2^n

a. Pha tiềm phát (pha lag)

  • Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng

b. Pha lũy thừa (pha log)

  • Sinh trưởng với tốc độ lớn nhất, số lượng tế bào trong quần thể tăng nhanh

c. Pha cân bằng

  • Số lượng vi khuẩn đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số tế bào sinh ra = số tế bào chết đi)

d. Pha suy vong

  • Nguồn dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy
  • Số tế bào trong quần thể giảm dần

2. Nuôi cấy liên tục

  • Dinh dưỡng được bổ sung liên tục, các thành phần ổn định
  • Quần thể vi sinh vật sinh trưởng liên tục, mật độ vi sinh vật trong quần thể tương đối ổn định

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Câu 1: Trang 101 - sgk Sinh học 10

Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 101 - sgk Sinh học 10

Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 101 - sgk Sinh học 10

Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm sinh học 10 bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội