Giải bài 27 sinh 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, chúng chịu tác động của nhiều yếu tố trong và ngoài. Vậy các yếu tố đó là gì và ảnh hưởng như thế nào đến vi sinh vật? Đó là nội dung bài 27. Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài.
A. Lý thuyết
I. Các chất hóa học
1. Chất dinh dưỡng
- Các chất cần thiết nhưng vi sinh vật không tự tổng hợp gọi là nhân tố sinh trưởng
- Dựa vào khả năng tự tổng hợp nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật chia thành 2 nhóm:
- Vi sinh vật khuyết dưỡng
- Vi sinh vật nguyên dưỡng
2. Chất ức chế sự sinh trưởng
- Một số chất ức chế sinh trưởng: hợp chất phenol, các loại cồn, iot, chất kháng sinh, ...
- Ảnh hưởng: làm bất hoạt, biến tính hoặc oxi hóa thành, màng tế bào vi sinh vật
II. Các yếu tố lí học
1. Nhiệt độ
- Ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hóa trong tế bào
=> Ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật
- Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, chia thành 4 nhóm:
- Vi sinh vật ưa lạnh
- Vi sinh vật ưa ẩm
- Vi sinh vật ưa nhiệt
- Vi sinh vật siêu nhiệt
2. Độ ẩm
- Nước là dung môi hòa tan các chất, tham gia thủy phân các chất
=> Có thể sử dụng để khống chế sinh trưởng
- Mỗi loại vi sinh vật có 1 giới hạn độ ẩm nhất định
3. pH
- Ảnh hưởng tới tính thẩm thấu qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP, ...
- Có 3 nhóm vi sinh vật:
- Vi sinh vật ưa axit
- Vi sinh vật ưa kiềm
- Vi sinh vật ưa pH trung tính
4. Ánh sáng
- Ảnh hưởng tới 1 số vi khuẩn quang hợp, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng, ....
5. Áp suất thẩm thấu
- Sự chênh lệch nồng độ chất giữa 2 bên màng gây nên áp suất thẩm thấu
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 108 - sgk Sinh học 10
Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau:
- Môi trường a gồm : nước, muối khoáng và nước thịt.
- Môi trường b gồm : nước, muối khoáng, glucôzơ và tiamin (vitamin B1)
- Môi trường c gồm : nước, muối khoáng, glucôzơ.
Sau khi nuôi ở tủ ấm 37°c một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, trong khi môi trường c vẫn trong suốt.
a) Môi trường a, b và c là loại môi trường gì?
b) Hãy giải thích kết quả thực nghiệm.
c) Glucôzơ, tiamin và nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn?
Câu 2: Trang 110 - sgk Sinh học 10
Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng Khác được không, vì sao?
Câu 3: Trang 110 - sgk Sinh học 10
Tại sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?
=> Trắc nghiệm sinh học 10 bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 27 sinh 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
- Nêu sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân
- Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người.
- Tế bào chất là gì?
- Tại sao lại nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch?
- Giải bài 21 sinh 10: Ôn tập phần sinh học tế bào
- Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
- Nêu điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
- Giải thích khái niệm chuyển hóa vật chất
- Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?
- Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy Gongi.
- Tại sao cũng chỉ với 4 loại nuclêôtit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau?