Kể tên những vật liệu mà em biết.
I. MỘT SỐ VẬT LIỆU THÔNG DỤNG
1/ Kể tên những vật liệu mà em biết.
2/ Kể tên một số vật dụng bằng nhựa. Chúng có đặc điểm gì?
3/ Quan sát hình 8.2, nêu một số ứng dụng của kim loại. Cho biết ứng dụng đó dựa trên tính chất nào.
4/ Kể tên một số vật dụng được chế tạo từ kim loại (nhôm, đồng ...)
5/ Dựa vào tính chất nào mà cao su được sử dụng để chế tạo lốp xe
6/ Dựa vào tính chất nào mà thủy tinh thường được sử dụng làm dụng cụ trong phòng thí nghiệm?
7/ Hãy kể tên một số vật dụng bằng thủy tinh ở gia đình em. Em cần lưu ý gì khi sử dụng chúng?
8/ So sánh tính chất của thủy tinh và gốm
9/ Nêu một số ứng dụng của vật liệu gỗ trong đời sống và sản xuất.
10/ Đề xuất một tính chất cơ bản của vật liệu và đề xuất cách kiểm tra tính chất đó theo bảng 8.1
Tên vật liệu | Tính chất cơ bản | Đề xuất cách kiểm tra | Dấu hiệu |
Nhựa | Nhẹ | Lấy mẩu nhựa đặt vào chậu nước | Mẩu nhựa nổi trên mặt nước |
? | ? | ? | ? |
11/ Tìm một số dẫn chứng để chỉ ra rằng việc sử dụng nhựa không hợp lí, không hiệu quả có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường. Chúng ta cần làm gì để giảm thiểu rác thải nhựa?
12/ Lấy một số ví dụ về việc sử dụng một số vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững
Bài làm:
1/ Thép, đồng, nhôm, titan, cacbon, cao su, nhựa, thủy tinh, gốm, sứ...
2/ Một số vật dụng bằng nhựa: ghế, bàn, cốc nước, chậu nhựa, bình nước, vỏ bút, thước, hộp đựng thức ăn...
Đặc điểm: dễ tạo hình, nhẹ, dẫn điện kém, không dẫn điện
3/ Ứng dụng của kim loại:
Làm xoong, nồi: dẫn nhiệt, nhẹ, bền
Dây dẫn điện: dẫn điện, dẻo, bền
Cầu: bền, cứng
Vỏ máy bay: cứng, chịu được áp lực, nhẹ, bền
4/ Xoong, nồi, ấm nước: nhôm
Dây điện: đồng
Cuốc, xẻng, búa, liềm: sắt
5/ Cao su có tính chất: có khả năng chịu bào mòn, cách điện và không thấm nước.
6/ Thủy tinh không thâm nước, bền với điều kiện của môi trường, không tác dụng với nhiều hóa chất. Thủy tinh trong suốt dễ quan sát các phản ứng hóa học trong ống nghiệm bằng thủy tinh.
7/ Một số vật dụng bằng thủy tinh: cốc, bát, ly rượu, chai, bình hoa, bóng đèn, màn hình ti vi,...
8/
Thủy tinh | Gốm | |
Giống | Cứng và bền với môi trường | |
Khác | Không thấm nước | Có thể thấm nước |
Trong suốt, có thể cho ánh sáng truyền qua | Không thể cho ánh sáng truyền qua | |
Chịu được nhiệt độ thấp hơn | Chịu được nhiệt độ cao hơn |
9/ Một số ứng dụng của vật liệu gỗ trong đời sống: cửa, giường, tủ, bàn, sàn gỗ, muôi, thìa, đũa, kệ sách...
Một số ứng dụng của vật liệu gỗ trong sản xuất: giấy, nội thất, đồ trang trí, đồ mỹ nghệ...
10/
Tên vật liệu | Tính chất cơ bản | Đề xuất cách kiểm tra | Dấu hiệu |
Nhựa | Nhẹ | Lấy mẩu nhựa đặt vào chậu nước | Mẩu nhựa nổi trên mặt nước |
Thủy tinh | Trong suốt, ánh sáng có thể lọt qua | Lấy lọ thủy tinh đặt lên chiếc gối bông | Gối bị lún xuống |
Cao su | Dẻo, không thấm nước | Dây chun buộc tóc | Buộc được nhiều vòng, không dễ bị đứt |
Xoong nhôm | Dẫn điện, dẫn nhiệt | Đun nước, thấy nước nóng lên | Nước sôi, bốc hơi |
Giấy | Nhẹ, thấm nước, dễ cháy | Đặt mẩu giấy vào cốc nước | Giấy ngấm nước, dễ bủn |
11/ Việc sử dụng các vật liệu không hợp lí, không hiệu quả làm lãng phí tài nguyên và gây nhiều tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường.
Ví dụ:
- Động vật dưới biển bị mắc vào rác thải nhựa do con người thải ra
- Đốt rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, có thể gây đau đầu, nôn mửa ở người
- Túi nilong mất hàng triệu năm để phân hủy
Để sử dụng các vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững, cần bảo vệ, bảo quản và sử dụng đúng cách, khuyến khích dùng các vật liệu có thể tái sử dụng, hạn chế dùng các vật liệu khó phân hủy.
12/
- Trồng cây vào chậu bằng cao su
- Tái sử dụng chai nước, bình, lon...
- Sử dụng túi giấy, túi vải đựng đồ
- Sử dụng cầu chì giúp phòng tránh các hiện tượng quá tải đường dây
- Một số sản phẩm xây dựng (ngói, gạch, sơn...) chống ẩm, mốc.
Xem thêm bài viết khác
- Lấy ví dụ về cây hoặc con vật có những tên địa phương khác nhau mà em biết?
- Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết những hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên
- Dựa vào kết quả thí nghiệm của mình, em hãy cho biết: Khi tăng khối lượng treo vào đầu dưới của lò xo thì độ giãn của lò xo thay đổi như thế nào
- 1. Hãy cho biết vị trí nhìn cân như bạn A và bạn C (hình 3.8) thì kết quả thay đổi thế nào? 2. Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn đúng và đọc đúng chỉ số của cân
- [Cánh Diều] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 4: Đo nhiệt độ
- [Cánh Diều] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 31: Chuyển hóa năng lượng
- Hãy lấy ví dụ nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, theo gợi ý trong bảng 1.2
- Kể tên một số chất rắn hòa tan và một số chất rắn không hòa tan trong nước mà em biết
- Giải thích vì sao em không được dùng nước để dập đám cháy gây ra a) do xăng, đầu. b) do điện.
- BT 4 sgk trang 29: Chiều dài của phần thuỷ ngân trong nhiệt kế là 2 cm ở 0 °C và 22 cm ở 100 °C (hình 4.5).
- Khi quan sát hình vẽ một tế bào, thành phần nào giúp em xác định đó là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực?
- Ở hình 35.8 là sơ đồ gồm Mặt Trời, Trái Đất và Hỏa Tinh. Chúng ta thấy Hỏa Tinh vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời. vẽ sơ đồ vào giấy. Sau đó vẽ đường đi của ánh sáng mặt trời giúp chúng ta thấy Hỏa Tinh.