Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? Vì sao ông Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu?
2-3-4: Đọc, giải nghĩa, luyện đọc (sgk)
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
2. Vì sao ông Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu?
3. Khi biết có viên quan tâu tới vua rằng mình chuyên quyền, ông Trần Thủ Độ nói như thế nào?
4. Những lời nói và việc làm của ông Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
Bài làm:
1. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu người đó chặt một ngón chân người đó để phân biệt với các câu đương khác. => Qua đó, ta thấy Trần Thủ Độ là vị quan lớn đầu triều nhưng chí công vô tư và cương trực. Ông là người kiên quyết chống lại chuyện chạy chức chạy quyền của bọn hám danh trục lợi trong xã hội.
2. Ông Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu vì: người ấy ở chức thấp mà biết giữ phép nước.
3. Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền thì Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng. Cách ứng xử của Trần Thủ Độ rất thằng thắn và trung thực.
4. Qua những hành động và lời nói của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người thẳng thắn, trung thực, chí công vô tư, không nể tình riêng mà coi thường phép nước. Vì vậy, ông được các vua nhà Trần cung kính tôn vinh ông là Thượng phụ.
Xem thêm bài viết khác
- Cùng chơi: "Ai tài lắp ghép?"
- Điền nhanh dấu câu vào ô trống trong mẩu chuyện dưới đây.
- Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam? Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
- Nhớ viết "Cửa Sông" (4 khổ thơ cuối)
- Dựa vào những hình ảnh trong hài thơ (bầu trời, bãi biển, mặt trời, tia nắng, bãi cát, người cha, con trai...), hãy miêu tả cảnh hai cha con dạo chơi trên bãi biển.
- Quan sát hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em, ghi lại các chi tiết quan sát được?
- Viết vào vở cho đúng tên các danh hiệu, huân chương được in nghiêng dưới đây:
- Chơi "Ai nhanh, ai đúng", các nhóm thi đặt câu có sử dụng dấu phẩy với mỗi tác dụng sau:
- Chọn để điền r, d hay gi vào mỗi chỗ trống trong bài thơ “Dáng hình ngọn gió”. Viết lại các từ có chứa tiếng vừa điền vào vở
- Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau:
- Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân)
- Dựa theo lời kể của thầy cô và các tranh vẽ dưới đây, tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện ông Nguyễn Khoa Đăng?