Khoa học tự nhiên 9 Bài 29: Di truyền học người
Sau đây, KhoaHoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 29: Di truyền học người - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 159". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Có thể dùng phương pháp nghiên cứu di truyền áp dụng trên động vật, thực vật để nghiên cứu di truyền học người được không? Tại sao? Có phương pháp nào đặc trưng riêng cho nghiên cứu di truyền ở người?
Tại sao những đứa trẻ sinh đôi cùng trứng giống hệt nhau, cùng mắc các bệnh di truyền như nhau, cùng giới tính? Những đứa trẻ sinh đôi khác trứng thường khác nhau, có thể khác giới tính?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Phương pháp nghiên cứu di truyền người
1. Lập sơ đồ phả hệ
Làm quen với các kí hiệu trong di truyền phả hệ ở hình 29.2, trả lời câu hỏi "Phả hệ là gì? Làm thế nào lập được phả hệ?
2. Phân tích sự di truyền người qua phả hệ
Quan sát hình 29.3 và cho biết đặc điểm di truyền tính trạng dái tai ở gia đình này là trội hay lặn, có liên kết với giới tính không?
Quan sát hình 29.4 và cho biết:
- Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào trội, tính trạng nào lặn, vì sao em biết?
- Sự di truyền màu mắt có liên quan với giới tính hay không? Vì sao?
3. Nghiên cứu di truyền người qua trẻ đồng sinh
Quan sát hình 29.5, mô tả các giai đoạn hình thành trẻ sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.
Phân biệt sự hình thành người sinh đôi cùng trứng và khác trứng. Thế nào là những trẻ sinh đôi cùng trứng? So sánh kiểu gen và kiểu hình của những trẻ sinh đôi cùng trứng. Thế nào là những trẻ sinh đôi khác trứng? So sánh kiểu gen và kiểu hình của những trẻ sinh đôi khác trứng.
II. Bệnh và tật di truyền ở người
1. Bệnh di truyền ở người
Thế nào là bệnh di truyền người? Nguyên nhân và hậu quả của một số bệnh di truyền ở người.
3. Tật di truyền ở người
Thế nào là tật di truyền ở người? Kể tên và hậu quả một số tật di truyền ở người.
3. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền
Em đã biết gì về một số biện pháp nhằm hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người?
C. Hoạt động luyện tập
1. Em hãy quan sát hình 29.11, trả lời câu hỏi:
- Bệnh do gen trội hay gen lặn gây ra?
- Bệnh có liên kết với giới tính không? giải thích.
- Hãy đưa ra lời khuyên cho cặp vợ chồng 5-6 nếu họ muốn sinh con.
Chọn các từ sau: đặc điểm, tính trạng, dòng họ, thế hệ, bổ sung vào chỗ chấm.
Nghiên cứu sự di truyền phả hệ nhằm theo dõi sự di truyền của một .....(1)..... nhất định trên những người thuộc cùng một ....(2).... qua nhiều ....(3)...., người ta có thể xác định được ...(4).... di truyền (trội, lặn, do một hay nhiều gen quy định, có kiên kết với giới tính hay không).
2. Bệnh máu khó đông do một gen quy định. Người vợ (1) không mắc bệnh lấy chồng (2) không mắc bệnh sinh con trai (3) bị bệnh máu khó đông và con gái (4) không mắc bệnh.Người (3) lấy vợ (5) bình thường sinh con trai (6) bị bệnh máu khó đông và con gái (7) không mắc bệnh.
- Dựa vào thông tin trên, em hãy vẽ sơ đồ phả hệ về bệnh máu khó đông cho gia đình.
-Trả lời câu hỏi:
+ bệnh do gen trội hay gen lặn quy định?
+ bệnh có liên quan với giới tính hay không? Vì sao?
- Chọn các từ sau: gen, đồng sinh, tính trạng, môi trường, bổ sung vào chỗ chấm.
Nghiên cứu người ...... cùng trứng có thể xác định được ..... nào do .... quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của ...... tự nhiên và xã hội.
D. Hoạt động vận dụng
Nghiên cứu sự di truyền của một số bệnh, tật di truyền ở người qua điều tra thực trạng ở địa phương.
- Bước 1: Học sinh hình thành ý tưởng
- Bước 2: Điều tra thông tin người thân và xây dựng phả hệ
- Bước 3: học sinh phân tích kết quả và rút ra kết luận.
- Bước 4: Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu và đánh giá.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Tìm hiều thông tin về phả hệ của các dòng họ nổi tiếng thế giới.
Sưu tầm tài liệu về người đồng sinh sống trong môi trường khác nhau.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 16 trang 71 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 4: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
- Giải câu 5 trang 46 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Giải câu 1 trang 86 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- 1. Giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen bằng sơ đồ lai
- Hãy giải thích tại sao các kim loại K, Na, Ca,... khi tác dụng với dung dịch muối lại không đẩy các kim loại đứng sau chúng ra khỏi dung dịch muối?
- Có các thấu kính mà không thể xác định được bề dày của phần giữa và phần rìa của nó. Làm thế nào để biết được mỗi thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì?
- Ngâm một lá kẽm trong 40 gam dung dịch CuSO4 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dd CuSO4 và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
- Công của dòng điện thực hiện trên bóng điện là bao nhiêu?
- Giải câu 5 trang 113 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Tại sao em nhìn thấy các dòng chữ mà thầy/ cô viết trên bảng?
- Giải VNEN khoa học tự nhiên 9 bài 34: Etilen - Axetilen