Mở bài gián tiếp là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
Mở bài gián tiếp là gì? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài gồm có ví dụ về mở bài gián tiếp, dàn ý bài văn và bài văn mẫu có mở bài gián tiếp để các em tham khảo, qua đó có thêm nhiều ý tưởng hay cho bài văn của mình. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé
Mở bài gián tiếp là gì? lớp 4
Câu hỏi: Mở bài gián tiếp là gì?
Trả lời:
Mở bài gián tiếp là cách mở bài đi từ vấn đề này sang vấn đề khác rồi dẫn dắt khéo léo vào đề tài của bài văn.
1. Ví dụ về mở bài gián tiếp
Mở bài gián tiếp tả loài hoa em yêu thích
Chưa có mùa xuân nào vườn hoa nhà em lại nở nhiều bông như năm nay. Chúng như đang đua nhau khoe sắc, tỏa hương trong vườn. Nào hồng, nào huệ, nào cúc, rồi lay ơn, thược được… cây hoa nào cũng đẹp cũng thơm. Nhưng em thích nhất vẫn là cây hoa hồng do chính tay ông nội trồng cách nay mười năm, nó cũng gắn liền với tuổi thơ em vây.
Mở bài gián tiếp tả cánh đồng vào vụ gặt
Tháng mười nắng vàng hoe. Ban đêm sao lấp lánh bầu trời xanh. Trăng sáng vằng vặc. Mọi người mọi nhà trong làng em đều náo nức sửa soạn. Các mẹ các chị đi chợ về sớm hơn. Liềm hái, xe công nông được sửa sang. Lúa ngoài đồng ửng vàng lên. Sớm nay, tiếng gà gáy sáng vừa râm ran, cả làng Bàng đã tấp nập kéo ra đồng đông vui như ngày hội. Vụ gặt đã bắt đầu.
Mở bài gián tiếp tả cảnh biển
Cảnh vật xung quanh em vô cùng thân thuộc: bãi cỏ mượt trên đồi, đường làng đến trường, trạm bơm nước, rặng dừa bên dòng kênh, sân bóng với những ngày hè chơi thả diều thú vị. Mọi cảnh tưởng như chẳng có gì lạ nhưng có lúc em nhận ra bình minh trên biển quê em là đẹp nhất, hình như cảnh biển luôn luôn tươi mới.
Mở bài gián tiếp tả con đường làng
Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm sáng trăng. Nhưng gần gũi, thân thiết với em vẫn là con đường từ nhà đến trường- con đường gắn với kỉ niệm suốt những năm tháng học trò của em.
2. Dàn ý bài văn có mở bài gián tiếp
a. Mở bài
Giới thiệu về người được tả. Ấn tượng chung của em về người đó.
b. Thân bài
– Miêu tả về ngoại hình của người được tả:
+ Khuôn mặt (qua các yếu tố về mái tóc, làn da, đôi mắt, miệng,…)
+ Vóc dáng.
– Miêu tả về tính cách của người được tả thông qua:
+ Cử chỉ.
+ Hành động. (trong sinh hoạt, trong cách làm việc)
+ Lời nói.
– Từ việc miêu tả về ngoại hình và tính cách, nêu lên thái độ về người được tả.
c. Kết bài
Nêu lên những cảm nhận, đánh giá về người được tả.
3. Bài văn mẫu có mở bài gián tiếp
Từ xưa, tạo hóa đã chia ra có bốn mùa trong một năm. Mùa xuân dịu dàng, ấm áp. Mùa hè nóng nực với những cơn mưa rào bất chợt. Mùa thu lại dịu ngọt với hoa trái kết quả. Mùa đông là mùa của những con gió lạnh, của sự đợi chờ. Và có lẽ trong bốn mùa, mùa xuân là mùa được mọi người yêu thích nhất. Đó là mùa đẹp nhất trong một năm dài, là mùa dịu dàng, ấm áp nhất đối với vạn vật và con người.
Bước sang mùa xuân, dường như mọi vật bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Tất cả cảnh vật đều hân hoan đón chào mùa xuân mới. Bầu trời xuân thêm cao và rộng, điểm xuyết là những đám mây trắng trong lững lờ trôi bềnh bồng. Nếu như trong trời đông, người ta chỉ nhìn thấy bầu trời là những mảng tối, xám xịt với những khối mây nặng nề thì nay mùa xuân về, bầu trời dường như đẹp hơn lên rất nhiều. Sau ngày đông dài, mặt trời hôm nay đã bắt đầu ló rạng khỏi mây để tỏa những tia nắng ấm áp xuống nhân gian. Ánh nắng sớm nhẹ của mùa xuân đã xua tan cái hơi lạnh của mùa đông, khiến cho con người và vạn vật đều cảm thấy thật hạnh phúc. Cái nắng ấy đã sưởi ấm cả đất trời xuân. Và có lẽ tiết trời xuân ấm áp cũng đã làm tan biến đi cái lạnh của những cơn gió mùa. Khác với những vùng miền khác, mùa xuân miền Bắc đặc trưng bởi những giọt mưa phùn. Mưa phùn tuy còn hơi lạnh nhưng lại là đặc trưng đầu tiên khiến cho mọi vật nhận ra xuân đã về tới bên kia trời.
Khi mùa xuân trở lại sau những cơn gió bấc buốt giá, từng cơn mưa xuân đã thấm đẫm cỏ cây khiến chúng như được hồi sinh để một lần nữa để sinh sôi, nảy nở. Trên những cành cây cao, những nụ mầm cây được ủ ấm, vẫn còn đang say mình trong vỏ thì nay mưa xuân, nàng xuân đã đánh thức nó dậy. Chồi non xanh mướt nhú ra khỏi cành, vươn chiếc lá non vẫy trong gió sớm. Đâu đó, những bông hoa xuân cũng như cởi bỏ được vẻ ngoài xám xịt mà khoác lên mình bộ cánh hoa rực rỡ nhất. Nào những bông đào hồng hồng dịu ngọt, nào đào phai, đào Nhật Tân, … Nào đóa mai vàng đang khoe sắc với nắng xuân hồng ngọt pha với chút lạnh còn tàn dư. Nào là đóa cúc vàng rực rỡ cả một góc trời và còn không thể thiếu nàng hoa hồng đỏng đảnh, kiêu kì đang khoe sắc. Biết bao nhiêu loài hoa đang cùng tỏa hương sắc giữa đất trời mùa xuân. Còn cả những chú chim suốt mùa đông ẩn mình, nay cũng như bừng tỉnh, cất những tiếng hót ca vang chào mừng nàng xuân trở về.
Không khí xuân cứ tràn ngập mọi ngóc ngách, từ cỏ cây, hoa lá đến cả con người. Trên đường phố, người ta bắt đầu nhộn nhịp, những bước chân dường như gấp gáp hơn. Những phiên chợ được mở ra đều đặn và thường nhật hơn với nhiều món đồ, quà bánh hơn những ngày thường. Mùa xuân khiến cho không khí cứ ngày thêm rộn rã. Những tiếng nhạc vang lên khắp chốn. Những cành đào, cành mai được bày bán khắp mọi nơi. Câu đối đỏ, đèn lồng, cây nêu đều được trang trí với tâm trạng hào hứng.
Trời đất trong những ngày xuân khiến cho con người cũng như được tiếp thêm một nguồn sinh khí mới. Mọi người đều có vẻ vui hơn, phấn khởi hơn. Người người nhà nhà bắt đầu sắm sửa những thứ quà Tết, ít lá dong gói bánh, một ít gạo nếp, ít thịt lợn tươi. Tất cả đều hối hả, tất bật cùng dòng chảy của mùa xuân. Trong khi người lớn thì tất bật dọn dẹp nhà cửa, mua bánh trái, quà mứt, lo gói bánh chưng cúng bái ông bà tổ tiên thì lũ trẻ con lại tưng bừng, vui vẻ khi được sắm cho những bộ quần áo mới đón Tết, đón mùa xuân sang.
Mùa xuân mang lại không chỉ là không khí rộn ràng của ngày Tết, là sắc thắm của những đóa hoa mà còn là mùa của tình người, tình thân thêm gắn bó. Mùa xuân đối với em là một mùa được yêu thích nhất trong cả năm. Bởi mùa xuân là mùa của những lễ hội xuân, của sự sum họp gia đình đầm ấm.
- Cách trình bày bài văn kể chuyện hay nhất
- Cách trình bày bài văn viết thư
- Khi kể chuyện cần chú ý điều gì?
- Khi viết thư cần lưu ý điều gì?
- Thêm vị ngữ thích hợp cho câu kể Ai làm gì?
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều?
- Cách phân biệt từ ghép từ láy
- Khái niệm từ phức
- Mở bài trực tiếp là gì?
Mở bài gián tiếp là gì? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm được nội dung của bài, qua đó biết cách làm mở bài gián tiếp hay hơn, lôi cuốn hơn. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.
Xem thêm bài viết khác
- Tác dụng của dấu ba chấm
- Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối
- Măng mọc thẳng là thành ngữ hay tục ngữ?
- Chơi với lửa là thành ngữ hay tục ngữ?
- Nhận xét nào sau đây không đúng về lời dẫn gián tiếp?
- Lời dẫn trực tiếp là gì?
- Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy
- Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối lớp 4?
- Đặt câu với từ Chia sẻ
- Thế nào là kể chuyện?
- Từ láy tả dáng điệu
- Tả con gà trống hay chọn lọc (14 mẫu)