Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
Trang 126 sgk lịch sử 9
Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
Bài làm:
Hội nghị Giơ-ne-vơ
Tháng 1/1954, Hội nghị Ngoại trưởng Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp ở Béc-lin thỏa thuận triệu tập hội nghị Giơ-ne-vơ giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương. 08/05/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ bắt đầu bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Phái đoàn Việt Nam do Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn được chính thức mời họp. Cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị diễn ra gay gắt do lập trường thiếu thiện chí và ngoan cố của Pháp – Mỹ. Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp, ngày 21/07/1954 Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết .
Hiệp định Giơ-ne-vơ :
Gồm các văn bản :Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam,Lào,Cam pu chia ;Bản Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị và các phụ bản khác .
Nội dung :
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
- Các bên tham chiến ngừng bắn , lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương
- Thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: lấy vĩ tuyến 17 ( dọc theo sông Bến Hải – Quảng Trị ) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương, không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia liên minh quân sự và không để cho nước khác dùng lãnh thổ vào việc gây chiến tranh hoặc xâm lược.
- Việt Nam sẽ tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước vào tháng 07/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế do Ấn Độ làm Chủ tịch.
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.
Ý nghĩa:
- Hiệp định giơ -ne-vơ cùng với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
- Hiệp định là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương và được các nước tham dưh hội nghị cam kết tôn trọng.
- Với hiệp định giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước; Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ta buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy trình bày diễn biến cuộc chiến đấu ở các đô thị cuối năm 1946- đầu năm 1947 và ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó?
- Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
- Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kĩ thuật
- Giải bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)
- Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những chủ trương và khẩu hiệu gì để đẩy mạnh phong trào cách mạng tiến tới.
- Hãy trình bày quá trình thực hiện, kết quả và ý nghĩa của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc nước ta (1953-1957)
- Cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện của nhân dân ta được đẩy mạnh như thế nào?
- Đảng chính phủ và nhân dân ta đã có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?
- Việc thực hiện những nhiệm vụ cấp bách trước mắt và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước trong năm đầu sau kháng chiến chống Mĩ thắng lợi có ý nghĩa gì?
- Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Sau hiệp định Pa-ri, lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam đã có sự thay đổi như thế nào?
- Trước và sau hiệp định sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối phó với Pháp, Tưởng có gì khác nhau?