Nghe người thân kể hoặc tìm đọc một câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
C. Hoạt động ứng dụng
Nghe người thân kể hoặc tìm đọc một câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Bài làm:
Ví dụ: Câu chuyện về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp trở về công tác, anh em bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán...
Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu... Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:
- Các cô chú có trông thấy cái gì đây không?
Mọi người đồng thanh:
- Cái đồng hồ ạ.
- Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?
- Có những con số ạ.
- Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?
- Để chỉ giờ chỉ phút ạ.
- Cái máy bên trong dùng để làm gi?
- Để điều khiển cái kim chạy ạ.
Bác mỉm cười, hỏi tiếp:
- Thế trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?
Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:
- Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận có được không?
- Thưa không được ạ.
Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:
- Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà Nước, như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các cô chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ... cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện Chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm và nêu tác dụng của các dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong mẩu chuyện vui:
- Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về một người sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh
- Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào? Chọn ý trả lời dứng nhất:
- Hãy lập chương trình hoạt động liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của lớp em vào một tờ giấy theo mẫu rồi dán lên trường lớp
- Trong các việc cần làm của hội thi, việc nào đòi hỏi sức khỏe và sự nhanh nhẹn, việc làm nào cần sự khéo léo? Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.
- Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? Tìm những chi tiết cho thấy: Các học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
- Dựa theo lời kể của thầy cô và các tranh vẽ dưới đây, tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện ông Nguyễn Khoa Đăng?
- Chọn và viết bài văn miêu tả theo một trong những đề bài dưới đây:
- Quan sát bức ảnh sau nói những điều em biết về bà Nguyễn Thị Định
- Nghe thầy cô đọc và viết vào vở: Trí dũng song toàn (từ Thấy sứ thần Việt Nam....đến hết).
- Câu ca dao sau ý nói gì: Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
- Tìm các câu ghép có trong 3 đoạn văn sau và ghi vào bảng nhóm theo mẫu: