Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện như thế nào trong các văn bản pháp luật trên? Pháp luật quy định như thế nào về những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Trạm số 3
Dựa vào thông tin hỗ trợ, em hãy trả lời câu hỏi:
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện như thế nào trong các văn bản pháp luật trên?
- Pháp luật quy định như thế nào về những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Bài làm:
Trong các văn bản pháp luật, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện:
- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào.
- Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa.
- Bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không được ai cưỡng bức hoặc cản trở.
Những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật quy định:
Điều 15 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường;
- Tác động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
- Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác;
- Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Bộ luật Hình sự quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong đó có hành vi “gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội”, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Hoặc “người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”.
Xem thêm bài viết khác
- Thảo luận với bạn để kể tên một số loại vũ khí, chất liệu có khả năng gây cháy nổ và các chất độc hại mà em biết
- Hãy tư vấn để giúp bạn giải đáp một số câu hỏi sau:
- Theo em, những điều Bác Hồ dạy ở câu chuyện trên có ý nghĩa gì đối với kết quả lao động nói chung?
- Đọc câu nói sau của Sybil Stamton và ngẫm xem đối với em, kỉ luật thường là gì?
- Dưới đây là một số hình ảnh tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. Các nhóm hãy điền số của hình ảnh cho phù hợp với tín ngưỡng và loại hình tôn giáo để hoàn thành phiếu học tập số 4.
- Soạn VNEN GDCD 8 bài 11: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Theo em, hành vi tôn trọng được thể hiện ở chỗ nào, câu nói nào trong câu chuyện trên?
- Soạn VNEN GDCD 8 bài 7: Học tập và làm việc sáng tạo, hiệu quả
- Trong các hoạt động mà em vẫn tham gia trong quá trình học tập ở nhà trường dưới đây, những hành vi nào được rèn luyện, hình thành và phát triển trong các hoạt động đó?
- Hãy cho biết ý kiến của em khi đọc câu nói sau của Erich Fromm
- Mệnh đề sau có đúng không? Vì sao? "Sáng tạo để tăng năng suất lao động nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng, có vậy sáng tạo mới hiệu quả".
- Vì sao Mạnh lại nói không đúng sự thật? Nếu em là Hùng, em sẽ cảm thấy thế nào và có suy nghĩ gì về việc làm của Mạnh?