Soạn văn 10 bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng trang 143
Bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng giúp ta hiểu được tình bạn chân thành, trong sáng của tác giả. KhoaHoc sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Tác giả
- Lí Bạch (701 - 762), tự là Thái Bạch, quê ở Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Cam Túc). Ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc. Vì tính cách khoáng đạt, thơ lại hay nên nói đến cõi tiên nên Lí Bạch được gọi là "Thi tiên"
- Thơ của ông hiện còn trên 1000 bài. Nội dung thơ ông rất phong phú với những chủ đề chính là: ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thế hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt.
- Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng lại rất tự nhiên, tinh tế và giản dị. Đặc trưng nổi bật của thơ ông là sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.
2. Tác phẩm
- Được sáng tác khi Lí Bạch tiễn chân Mạnh Hạo Nhiên đến Quảng Lăng - một nhà thơ nổi tiếng thời Đường ở Trung Quốc, là bạn thân của Lí Bạch, từ lầu Hoàng Hạc.
- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: trang 144 sgk Ngữ Văn 10 tập một
Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc - sông Trường Giang - Dương Châu), thời gian (tháng ba - mùa hoa khói) và con người (cố nhân...) trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn?
Câu 2: trang 144 sgk Ngữ Văn 10 tập một
Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sống Trường Giang hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lí Bạch lại chỉ thấy "cánh buồm lẻ loi" (Cô phàm) của "cố nhân"?
Câu 3: trang 144 sgk Ngữ Văn 10 tập một
Anh (chị) hãy tự đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm dần xa và dòng ông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân.
Luyện tập
Bài tập 1: trang 144 sgk Ngữ Văn 10 tập một
Người ta thường cho rằng: Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được "ý tại ngôn ngoại" (ý ở ngoài lời). Hãy tìm "ý tại ngôn ngoại" qua bài thơ này.
Bài tập 2: trang 144 sgk Ngữ Văn 10 tập một
Các nhà thơ thời Đường rất trân trọng tình bạn. Anh (chị) hãy suy ngẫm về vị trí và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống ngày nay.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong "tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng"
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng"?
=> Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
Xem thêm bài viết khác
- Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh nghệ thuật chiếc cầu dải yếm
- Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc - sông Trường Giang - Dương Châu), thời gian...
- Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái như thế nào?
- Xác định phần tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. Mục đích tóm tắt ở (1) và (2) có gì khác nhau?
- Phân tích nội dung yêu nước qua các tác phẩm viết về lịch sử (Những đoạn trích từ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên)
- Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích ở bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam và mục Tiểu dẫn của bài này,...
- Ý nghĩa của “nỗi thẹn” trong câu thơ cuối “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”
- Soạn văn bài: Tổng quan văn học Việt Nam
- Soạn văn bài: Cảnh ngày hè
- Soạn văn bài: Đọc Tiểu Thanh kí
- Soạn văn bài: Ra-ma buộc tội
- Soạn văn bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự