Soạn văn 7 VNEN bài 11: Cảnh khuya

244 lượt xem

Soạn văn 7 VNEN bài 11:Cảnh khuya trang 71. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

A, Hoạt động khởi động

1. Hãy kể tên một số tác phẩm của Hồ Chí mInh mà em đã được học

2. Qua những tác phẩm đó em hãy trình bày hiểu biết của em về Bác Hồ

=> Xem hướng dẫn giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Cảnh khuya

2. Tìm hiểu văn bản

a. Dựa vào đoạn văn dưới đây, em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảnh Khuya bằng hai câu.

=> Xem hướng dẫn giải

b. Bài thơ Cảnh Khuya được viết theo thể thơ nào?Em hãy chỉ ra đặc điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

c. Đọc hai câu đầu của bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Hãy tưởng tượng và miêu tả bức trang thiên nhiên (không gian,thời gian,âm thanh,cảnh vật,màu sắc,....) trong 2 câu thơ trên.
  2. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả của phép tu từ đó
  3. Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?
  4. Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

=> Xem hướng dẫn giải

d. Đọc 2 câu cuối của bài thơ và trả lời câu hỏi:

  1. Hai câu thơ này đã cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?
  2. Tại sao nói điệp ngữ chưa ngủ đặt ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư như là một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong cùng một con người?

=> Xem hướng dẫn giải

e. Từ hoàn cảnh sáng tác bài Cảnh khuya, em hiểu gì về con người Hồ Chí Minh

=> Xem hướng dẫn giải

g. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?

=> Xem hướng dẫn giải

3. Tìm hiểu về từ đồng âm

a. Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau:

(1) Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

(2) Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

(3) Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

b. Nghĩa của các từ lồng trên có liên quan gì đến nhau không?

c. Căn cứ vào đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong ba câu trên?

d. các từ lồng trong ba câu trên được coi là những từ đồng âm. Theo em thế nào là từ đồng âm?

=> Xem hướng dẫn giải

4. Tìm hiểu về các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm

a. Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ.

b. Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả và cảm nghĩ của tác giả trong đoạn trích sau. Nếu không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tình cảm của tác giả có thể bộc lộ được không? Vì sao?

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hoà muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm... Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xép bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm

Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

c) Hãy nêu mục đích sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm?

=> Xem hướng dẫn giải

C. Hoạt động luyện tập

1. Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong các câu Tiếng suối trong như tiếng hát xa bằng việc liên hệ so sánh với câu thơ sau:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

(Nguyễn Trãi, Bài ca Côn Sơn)

=> Xem hướng dẫn giải

2. Phân tích bức tranh thiên nhiên và bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh trong bài thơ cảnh khuya

=> Xem hướng dẫn giải

3. Hãy đặt câu với mỗi từ bác có các nghĩa sau đây:

  • bác 1 : anh chị của cha hay mẹ của mình
  • bác 2 : gạt bỏ quan điểm, ý kiến của người khác bằng lí lẽ của mình
  • bác 3 : làm chín thức ăn mặn bằng cách đung nhỏ lửa và quấy cho đến khi sền sệt

=> Xem hướng dẫn giải

4. Tìm từ đồng âm với từ canh và từ vì sao trong đoạn thơ sau và đặt câu với từ vừa tìm được

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

=> Xem hướng dẫn giải

5. Trong câu chuyện sau đây, có mấy từ là? Hãy giải thích nghĩa của mỗi từ là?

Ông chủ hiệu chuyên giặt là quần áo treo biển: " Giặt là hấp". Một người qua đường bình luận: " giặt là tốt chứ sao lại là hấp?". Chủ tiệm nghe thấy liền phân bua:

- Ông này hay thật! Là là là chứ không phải là là

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động vận dụng

1. Phân tích vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn thơ sau:

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người...

=> Xem hướng dẫn giải

2. Việt bài tập làm văn số 3- Văn biểu cảm ( làm tại lớp)

Đề bài: Cảm nghĩ về người thân

=> Xem hướng dẫn giải

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Sưu tầm một số bài thơ của Hồ Chí Mịn và có hình ảnh trăng. Em hãy ghi lại cảm nhận của mình về một hình ảnh trăng trong thơ Hồ Chí Minh mà em thích nhất.

=> Xem hướng dẫn giải


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội