Soạn văn 8 VNEN bài 3: Tức nước vỡ bờ Soạn văn 8 VNEN bài 3
Soạn văn 8 VNEN bài 3: Tức nước vỡ bờ được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập môn Văn 8 đạt kết quả cao.
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Đọc đoạn giới thiệu tiểu thuyết Tắt đèn dưới đây và cho biết cảm nhận của em về tình cảnh của gia đình chị Dậu
Tắt đèn là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố.... cho chị bát gạo để nấu cơm...
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản sau: TỨC NƯỚC VỠ BỜ
2. Tìm hiểu văn bản
a. Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?
b. Dựa vào gợi ý từ bảng sau, hãy nhận xét về nhân vật cai lệ:
Gợi ý các phương diện | Nhận xét |
Mục đích khi đến nhà chị Dậu | |
Cử chỉ, hành động | |
Ngôn ngữ, lời nói | |
Tính cách, bản chất |
Từ những nhận xét trên em hiểu như thế nào về chế độ xã hội đương thời? Em hãy nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả?
c. Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích( trước và sau khi cai lệ đến) thông qua thái độ và cử chỉ, lời nói... của chị với mọi người xung quanh. Theo em sự thay đổi trong thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí hay không. Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?
d. Theo em, nhan đề Tức nước vỡ bờ cho đoạn trích này liệu có hợp lí hay không? Vì sao?
e. Em hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình học Vũ Ngọc Phan:" Cái đoạn chị dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo .(gợi ý :tìm hiểu việc tạo dựng tình huống, việc miêu tả ngoại hình , hành động , ngôn ngữ , tâm lí nhân vật , nghệ thuật kể chuyện , ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại ..;chú ý nêu rõ những yếu tố khiến cho đoạn văn được coi là '' tuyệt khéo'')
3. Tìm hiểu về cách xây dựng đoạn văn
a. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NGÔ TẤT TỐ VÀ TÁC PHẨM "TẮT ĐÈN"
- Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý viết thành mấy đoạn văn? Em thường dựa vào những dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
- Trong văn bản thứ nhất của văn bản trên, những từ ngữ nào có tác dụng duy trì đối tượng được biểu đạt (từ ngữ chủ đề)?
- Đọc đoạn văn thứ hai của văn bản trên và tìm câu then chốt của đoạn văn (câu chủ đề ) Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn?
- Từ những nhận thức trên em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
b. Nội dung của đoạn văn có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm " Tắt đèn". (gợi ý : Đoạn thứ nhất có câu chủ đề không ? yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn ? Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn như thế nào ? Nội dung của đoạn văn được triển khai theo trình tự nào ? Câu chủ đề của đoạn thứ hai đặt ở vị trí nào ? Ý của đoạn văn này được triển khai theo trình tự nào ?)
Nội dung của đoạn văn có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau:
Đoạn 1 không có câu chủ đề, các câu trong đoạn văn có vai trò ngang nhau trong việc thể hiện chủ đề theo trình tự song song. Với cách triển khai chủ đề có vai trò duy trì đối tượng cho đoạn văn (Ngô Tất Tố).
Đoạn văn thứ 2 có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, ý được triển khai theo trình tự từ khía quát đến cụ thể, từ chung đến riêng.
c. Đọc đoạn văn sau và lời câu hỏi:
Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục. Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.
- Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nằm ở vị trí nào?
- Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào (diễn dịch, quy nạp hay song hành)?
C. Hoạt động luyện tập
1. Các nhóm chuẩn bị (trong khoảng 5 phút) và xây dựng một đoạn văn thể hiện cảm nhận của từng nhóm sau khi đọc xong văn bản Tức nước vỡ bờ.
D. Hoạt động vận dụng
Viết bài tập làm văn số 1 (làm tại lớp)-Văn tự sự. Tham khảo các đề sau:
Đề 1: Người ấy sống mãi trong lòng tôi
Đề 2: Tôi thấy mình đã lớn khôn
Soạn văn 8 VNEN bài 3: Tức nước vỡ bờ được KhoaHoc trả lời chi tiết, chính xác sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức, giải đáp các câu hỏi cùng bài tập khó nhằm học tốt Ngữ văn lớp 8. Chuyên mục Ngữ văn 8 gồm tất cả các bài học tương ứng với chương trình học môn Văn lớp 8 với những câu trả lời đầy đủ cho từng câu hỏi, bài tập trong mỗi bài học nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức.
Xem thêm bài viết khác
- Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Dựa vào truyện Lão Hạc sắp xếp các sự việc được liệt kê dưới đây theo diễn biến của các câu chuyện
- Chứng minh truyện chiếc lá cuối cùng của Hen-ri được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần. nêu tác dụng của cách kết thúc đó
- Hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép?
- Điền các từ ngữ trực tiếp, đặc biệt, được dẫn vào đoạn dưới đây:
- Các thán từ in đậm trong những câu dưới dây biểu lộ cảm xúc gì?
- Soạn văn 8 VNEN bài 16: Muốn làm thằng Cuôi-Hai chữ nước nhà
- Muốn thuyết minh một thể loại văn họa, trước hết em phải làm gì?
- Đặt câu hỏi có dùng tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau:
- em hãy vận dụng tinh thần đó vào thực tiễn cuộc sống như thế nào? Hãy nêu một vài tình huống khó khăn mà em gặp phải hướng giải quyết của bản thân
- Thảo luận để trả lời các câu hỏi: chỉ nên sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội trong các tình huống nào?
- Đọc và tìm hiểu văn bản Hai chữ nước nhà: