Đọc và tìm hiểu văn bản Hai chữ nước nhà:
C. Hoạt động luyện tập
Đọc và tìm hiểu văn bản Hai chữ nước nhà:
1. Tìm hiểu văn bản.
a. Đọc diễn cảm đoạn thơ. Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này?
b. Đọc 8 câu thơ đầu, tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện:
- Bối cảnh không gian
- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha con
Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào ?
c) Đọc 20 câu thơ tiếp theo và cho biết tâm sự yêu nước của tác giả được diễn tả như thế nào, qua đó thể hiện tâm trạng gì của người đương thời vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX ?
d) Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến sự bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích gì ?
Bài làm:
a. Giọng điệu của đoạn thơ: lâm li, chan chứa tình cảm, thể hiện nỗi lòng đau đớn, thống thiết đối với đất nước và giống nòi.
b.
- Từ điểm chia li này, người cha sẽ ra đi vĩnh viễn, vĩnh biệt tổ quốc, vĩnh biệt những người ruột thịt. Cảnh vật sầu thảm thê lương (ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu...) càng gợi buồn đau cho lòng người.
- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của nhân vật trữ tình (4 câu thơ tiếp): Nguyễn Phi Khanh phải vĩnh viễn rời xa Tổ quốc cho tới ngày trở thành nắm xương tàn nơi đất khách quê người. Nguyễn Trãi phải vĩnh viễn xa cha, chữ hiếu của phận làm con dang dở, để về gánh vác chữ trung. Con muốn theo cha để làm tròn đạo hiếu nhưng thù nhà nợ nước còn đấy, cha đành dằn lòng khuyên con ở lại vì nghĩa lớn.
- Tâm trạng: đau đớn, xót xa vì chia li và cũng vì thù nhà nợ nước chưa trả. Buồn đau tê tái cha bước đi âm thầm lặng nhìn con, con nhìn cha đau đớn, thảm sầu.
- Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa:
- Lời khuyên răn, dặn dò có ý nghĩa như một lời trăng trối.
- Nó thiêng liêng, xúc động khiến người nghe phải khắc cốt ghi tâm, bàn tay phải nắm chặt chuôi gươm, trái tim phải có nhịp đập mạnh hơn lúc nào hết.
c.
- Tác giả nhập vai vào người cha (Nguyễn Phi Khanh) khuyên con mình (Nguyễn Trãi) để gợi nhắc về truyền thống đánh giặc của cha ông, nói về hiện tình của đất nước và kể tội ác của quân xâm lược. Qua đó, tác giả đã thể hiện được những tình cảm:
- Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc, đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
- Căm phẫn trước tội ác tàn bạo của kẻ thù: tội ác tày trời của bọn giặc Minh gây ra thảm cảnh núi sông xương máu, , gia đình li tán, vợ con chia lìa xiết bao thảm họa xương rừng máu sông…
- Nỗi đau đớn khi quê hương bị giặc tàn phá: Đó là nỗi đau đớn vò xé tâm can, những lời thơ như được viết ra từ gan ruột.
- Nghệ thuật thể hiện: tác giả sử dụng biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhiều hình ảnh, từ ngữ diễn tà cảm xúc mạnh, diễn tả nỗi đau thương. Các từ ngữ như vong quốc, cơ đồ, đất khóc, giời than, nòi giống... đã góp phần nâng tầm vóc của nỗi đau thương này.
d.
- Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình (tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ, dành chịu hố tay, thân lươn) và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích khơi dậy trách nhiệm, ý chí gánh vác non sông của người con, khích lệ để người con nối gót tổ tông làm nên nghiệp lớn.
- Bài thơ không mang tính chất hoài cổ mà mượn cổ để nói nay. Khép lại đoạn thơ là hình ảnh ngọn cờ độc lập vừa là của cha ông dặn dò con cháu phải kế tục truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vừa là niềm tin vào thế hệ trẻ và tương lai của đất nước.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc đoạn giới thiệu tiểu thuyết Tắt đèn dưới đây và cho biết cảm nhận của em về tình cảnh của gia đình chị Dậu
- Chứng minh truyện chiếc lá cuối cùng của Hen-ri được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần. nêu tác dụng của cách kết thúc đó
- Chọn các từ ngữ trong (câu đơn, câu ghép, không bao chứa nhau, câu đặc biệt, vế câu) điền vào chỗ trống? cho thích hợp
- Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu hai chấm trong các đoạn trích sau:
- Em hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình học Vũ Ngọc Phan" Cái đoạn chị Dậu...
- Câu chuyện về một con vật nuôi có nghĩa có tình - Thuyết minh về một loài hoa em yêu thích Văn mẫu lớp 8
- Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Trong truyện ngắn Nam Cao, sau khi bán chó, lão Hạc sang báo để ông giáo biết. Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
- Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm
- Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây:
- Chỉ ra và nêu tác dụng của ví dụ ở trong đoạn văn trên đối với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc ở nơi công cộng. Phương pháp thuyết minh của đoạn văn trên là gì?
- Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì?