Soạn văn bài: Đập đá ở Côn Lôn
Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đã giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
- Phan Châu Trinh (1872-1926), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông (nay là thôn Tây Hồ) xã Tam Phước, thị xã Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. Ồng đỗ Phó bảng, được bổ dụng một chức quan nhỏ, nhưng chỉ một thời gian ngắn đã bỏ quan, chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước.
- Trong những năm đầu của thế kỉ XX, Phan Châu Trinh là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam. Hoạt động cứu nước của ông đa dạng, phong phú sôi nổi ở trong nước, có lúc ở Pháp, ở Nhật. Phan Châu Trinh là người giỏi biện luận và có tài văn chương. Văn chính luận của ông rất hùng biện, đanh thép, thơ văn trữ tình đều thấm đẫm, tinh thần yêu nước và dân chủ. Tác phẩm chính: “Tây Hồ thi tập”, “Tính quốc hồn ca”, “Xăng-tê thi tập” (các tập thơ); “Giai nhân kì ngộ” (truyện thơ dịch),...
2. Tác phẩm
- Năm 1908, Phan Châu Trinh bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì bị bắt đày ra Côn Đảo, đến tháng 6-1910, nhờ sự can thiệp của Hội Nhân quyền (Pháp), ông mới được tha. Bài thơ này làm trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai.
- Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Em hình dung công việc đập đá của người từ ở Côn Đảo là một công việc như thế nào ? (Chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.)
Câu 2: Trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì ? Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó. Nhận xét về khẩu khí của tác giả.
Câu 3: Trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện xúc cảm của tác giả.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Qua cả hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn, em hãy trình bày lại những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Nội dung và nghệ thuật bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Câu 2: Cảm nhận về bản lĩnh và khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu nước trong bài thơ
Câu 3: Giới thiệu về tác giả Phan Chu Trinh và bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Đập đá ở Côn Lôn"
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Trường từ vựng
- Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật lão Hạc
- Đặt câu hỏi có dùng tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội
- Soạn văn bài: Nói quá
- Nội dung chính bài Chiếc lá cuối cùng
- Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau đây: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập loè, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào
- Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học.
- Nội dung chính bài: Phương pháp thuyết minh
- Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Trong lòng mẹ
- Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích gì?
- Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng