Soạn văn bài: Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận

5 lượt xem

Trong văn học các bạn đã được tiếp cận với nhiều thể loại như: miêu tả, nghị luận, kịch,... Tuy nhiên, các bạn lại chưa hiểu rõ những đặc điểm của các thể loại này. Bài học hôm nay, KhoaHoc sẽ giúp các bạn hiểu ro hơn về thể loại nghị luận và kịch, giúp các bạn vận dụng hiệu quả vào việc đọc và học văn!

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Kịch

1. Khái lược về kịch

  • Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp.
  • Kịch tái hiện những xung đột trong cuộc sống qua các diễn tiến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật kịch.

2. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học

  • Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn
  • Tập trung vào lời thoại của các nhân vật
  • Phân tích hành động kịch
  • Nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của các tác phẩm

II. Nghị luận

1. Khái lược về văn nghị luận

  • Văn nghị luận được trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề mà xã hội quan tâm bằng lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục.

2. Yêu cầu về đọc văn nghị luận

  • Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó
  • Nắm bắt mạch suy nghĩ, sự vận động của tư tưởng
  • Cảm nhận tư tưởng, tình cảm
  • Phân tích nghệ thuật lập luận
  • Nêu khái quát giá trị của tác phẩm, nghị luận.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Câu 1: Trang 111 sgk ngữ văn 11 tập 2

Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích "Tình yêu và thù hận" (trích kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia).

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 111 sgk ngữ văn 11 tập 2

Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng - ghen).

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội