Xuân Diệu Cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt
Câu 2: Trang 23 sgk ngữ văn 11
Xuân Diệu Cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự thay đổi nhanh chóng của thời gian?
Bài làm:
- Cảm nhận về thời gian cùa Xuân Diệu được nói đến trong 11 câu thơ (câu 14 - 24) mang ý vị triết lí nhân sinh sâu sắc. Cảm nhận về thời gian của thi nhân ở đây gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của một con người yêu cuộc sống thiết tha, say đắm, nên mang nét riêng của Xuân Diệu rất rõ.
- Trong đoạn thơ này, nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự thay đổi nhanh chóng của thời gian:
"Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,"
Tác giả sử dụng điệp từ "xuân", cùng với nghệ thuật tương phản "tới - qua", "non - già" thể hiện thời gian tuyến tính, thời gian trôi qua rất nhanh và như một dòng chảy xuyên suốt không bao giờ trở lại. Trong từng câu thơ đều thể hiện tính mất mát.
Trong đoạn thơ "Lòng tôi rộng,...than thầm tiễn biệt..." tác giả cũng sự dụng nghệ thuật tương phản "rộng - chật", tác giả thể hiện tình yêu với mùa xuân, tuổi trẻ, cuộc đời. Qua đây có thể thấy tác giả yêu tha thiết cuộc sống này nên thời gian trôi qua nhanh làm tác giả vô cùng luyến tiếc.
- Bởi vì cả không gian đều nhuốm màu chia li:
"Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt..."
Thời gian trôi đi nhanh chóng và không bao giờ trở lại được nữa, thời gian trôi đi còn mang theo cả sự phôi pha, phai tàn của vạn vật vậy nên tác giả mới cuống quýt, vội vàng để tuổi trẻ của mình trôi qua không uổng phí.
Xem thêm bài viết khác
- Qua đoạn trích hãy nêu những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.
- Soạn văn 11 bài: Ôn tập phần làm văn trang 124 sgk
- Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng Câu 1 trang 44 sgk Ngữ văn 11 tập 2
- Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Về luân lí xã hội ở nước ta
- Nhận xét về cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích Về luân lí xã hội của Phan Châu Trinh
- Soạn văn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
- Nội dung chính bài Thao tác lập luận bác bỏ ( tiếp theo)
- Lòng yêu nước của các nhà thơ mới đã được biểu lộ như thế nào? Bài 2 trang 104 sgk Ngữ Văn 11 tập 2
- Nội dung chính bài Thao tác lập luận bác bỏ
- Các tác phẩm trọng tâm trong chương trình ngữ văn 11 kì 2
- So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác